Thuốc Metformin và những điều cần biết

04/08/2021

Mục lục [ Ẩn ]

Thuốc Metformin thuộc nhóm thuốc điều trị tiểu đường. Mặc dù đã có mặt từ lâu nhưng hiện nay đây vẫn là chỉ định đầu tay của các bác sĩ trong điều trị bệnh tiểu đường. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về tác dụng, chỉ định, cách dùng của loại thuốc này để xem tại sao nó lại được sử dụng rộng rãi như vậy nhé.

1. Giới thiệu chung về thuốc Metformin

1.1. Metformin là thuốc gì?

Metformin là thuốc điều trị tiểu đường thuộc nhóm Biguanid. Nhóm này có nguồn gốc từ một loài cây thân thảo có danh pháp khoa học là Galega officinalis. Trong loài cây này có chứa một loại alkaloid mang cấu trúc guanidine với tên gọi galegin. Đây chính là tác nhân làm hạ đường huyết đã được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền. Cũng chính từ phân tử này, người ta tìm ra Metformin có khả năng làm giảm lượng đường trong máu hiệu quả.

 

Ảnh: Metformin là thuốc tiểu đường thuộc nhóm Biguanid
Ảnh: Metformin là thuốc tiểu đường thuộc nhóm Biguanid
 

Thuốc Metformin có tác dụng đặc biệt tốt trên cả đường huyết sau ăn và đường huyết nền. Điểm khác biệt lớn nhất của Metformin với các nhóm thuốc tiểu đường khác là nó không kích thích làm tăng tiết Insulin nội sinh, do đó không làm tụt đường huyết đột ngột. Đây chính là ưu điểm khiến Metformin dù đã xuất hiện từ lâu nhưng vẫn là thuốc điều trị tiểu đường đầu tay của các bác sĩ hiện nay. Một ưu điểm khác của loại thuốc này là nó không gây tăng cân như những thuốc tiểu đường khác.

Xem thêm:

1.2. Dạng bào chế

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim bao gồm:

2. Cơ chế tác dụng của thuốc Metformin

Hiện nay, cơ chế tác dụng của thuốc Metformin vẫn chưa sáng tỏ hoàn toàn. Các thuyết về cơ chế tác dụng của nó được nhiều tác giả chấp nhận nhất bao gồm 3 cơ chế sau:

 

Ảnh: Cơ chế tác dụng của thuốc Metformin
Ảnh: Cơ chế tác dụng của thuốc Metformin
 

Bên cạnh đó, Metformin còn có tác dụng hoạt hóa toàn bộ hệ thống vận chuyển glucose nằm trên màng tế bào (viết tắt là GLUTs) giúp đưa glucose từ máu vào trong tế bào dễ dàng do đó làm giảm lượng đường trong máu.

Metformin cũng tác động tích cực lên quá trình chuyển hóa lipid. Nó góp phần làm giảm nồng độ cholesterol toàn phần, triglyceride và LDL-cholesterol. Tác dụng này có được một phần là do Metformin khả năng kích hoạt enzyme  adenosine monophosphate kinase (AMPK) trong tế bào cơ và gan.

3. Dược động học

3.1. Hấp thu

Thuốc được hấp thu không hoàn toàn qua đường uống, sinh khả dụng chỉ đạt từ 50-60%.

Sau khi uống, thuốc đạt được nồng độ tối đa trong huyết tương sau khoảng 2,5 giờ. Trạng thái cân bằng duy trì trong khoảng 24 đến 48 giờ khi dùng với liều thông thường.

Thức ăn gây giảm nhẹ hấp thu.

3.2. Phân bố

Thuốc chủ yếu phân bố trong huyết tương và phân bố thứ cấp trong hồng cầu. Tuy nhiên khả năng liên kết với protein huyết tương kém, ở mức không đáng kể.

 3.3. Chuyển hóa và thải trừ

Metformin có cấu trúc phân cực mạnh. Do đó nó không bị chuyển hóa tại gan và được thải trừ ở dạng nguyên vẹn.

Thuốc được thải trừ qua thận bằng 2 con đường: lọc qua thận hay bài xuất ở ống thận.

 

Ảnh: Thuốc Metformin được thải trừ nguyên dạng qua thận
Ảnh: Thuốc Metformin được thải trừ nguyên dạng qua thận

4. Chỉ định

 

Ảnh: Thuốc Metformin là chỉ định đầu tay trong điều trị đái tháo đường type 2

5. Liều dùng

Liều khởi đầu: 

Liều duy trì: Metformin 500 hoặc Metformin 850 x 2-3 lần/ngày.

Liều tối đa: 2550 - 3000mg/ngày, chia làm 3 lần

6. Cách dùng

Để nâng cao hiệu quả điều trị và tránh các tác dụng phụ của thuốc tiểu đường cần sử dụng thuốc Metformin đúng cách. Cụ thể cách dùng loại thuốc này như sau: 

 

Ảnh: Cần theo dõi chặt chẽ khi sử dụng Metformin cho người cao tuổi
Ảnh: Cần theo dõi chặt chẽ khi sử dụng Metformin cho người cao tuổi
  • Trong trường hợp người bệnh cần gây mê để tham gia các cuộc phẫu thuật hay cần phải sử dụng thuốc cản quang có chứa iod để chiếu chụp, phải ngưng sử dụng Metformin trước 48 giờ và chỉ được phép dùng trở lại sau 48 giờ để hạn chế nguy cơ suy thận, tăng tích lũy thuốc trong cơ thể gây tình trạng quá liều và dẫn đến biến chứng nguy hiểm là tăng acid lactic.

7. Tác dụng không mong muốn

7.1. Rối loạn tiêu hóa

 

Ảnh: Thuốc Metformin có thể gây rối loạn tiêu hóa
Ảnh: Thuốc Metformin có thể gây rối loạn tiêu hóa

Đây là tác dụng phụ thường gặp nhất của thuốc Metformin (5-20% bệnh nhân) với các biểu hiện: đau bụng, co thắt cơ trơn vùng bụng, buồn nôn, nôn, chán ăn, đầy bụng, tiêu chảy, cảm giác khó chịu vì có vị kim loại trong miệng. 

Các triệu chứng này xuất hiện khá sớm trong quá trình điều trị nhưng có khả năng giảm đi hoặc biến mất nếu tăng liều thuốc từ từ và uống thuốc cuối bữa ăn.

7.2. Nhiễm toan lactic

Đây là biến chứng hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, tỉ lệ tử vong cao (lên tới 50%).

7.3. Các tác dụng phụ khác

 

Ảnh: Thuốc Metformin làm giảm hấp thu vitamin B12
Ảnh: Thuốc Metformin làm giảm hấp thu vitamin B12

8. Chống chỉ định

Không sử dụng Metformin cho các đối tượng sau:

 

Ảnh: Không sử dụng thuốc Metformin cho người suy gan
Ảnh: Không sử dụng thuốc Metformin cho người suy gan

9. Tương tác thuốc

10. Lưu ý gì khi sử dụng thuốc Metformin?

 

Ảnh: Ăn uống khoa học để nâng cao hiệu quả điều trị tiểu đường
Ảnh: Ăn uống khoa học để nâng cao hiệu quả điều trị tiểu đường

11. Giá thuốc Metformin

Giá thuốc metformin 850mg hiện nay trên thị trường là 240.000 đồng/ 1 hộp 40 viên, dao động tùy từng nơi bán.
Trên đây là những thông tin về thuốc Metformin, một trong những nhóm thuốc cho người tiểu đường tốt nhất hiện nay. Hãy tuân thủ phác đồ điều trị, kết hợp với chế độ ăn uống và tập luyện khoa học để nâng cao sức khỏe, đẩy lùi căn bệnh tiểu đường nhé.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về thuốc Metformin hay bệnh tiểu đường, hãy gọi điện ngay với chúng tôi thông qua hotline dưới đây để được tư vấn chi tiết về thông tin cũng như biện pháp phòng ngừa bệnh nhé!

02163541383

Đừng quên like, share và đánh giá nếu bạn cảm thấy bài viết này hữu ích nhé, duockienminh.vn cảm ơn độc giả nhiều!

Xem thêm: Cây mật nhân

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)