Điểm danh top 8 loại trà giảm mỡ máu cực kỳ hiệu quả

02/11/2023

Mỡ máu tăng cao trong thời gian dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như xơ vữa động mạch hay tai biến mạch máu não. Để hạn chế xảy ra tình trạng này, một trong những phương pháp hiệu quả chính là sử dụng các loại trà giảm mỡ máu. Hãy cùng Dược Kiên Minh đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu top 8 những loại trà mà người có mỡ máu cao không nên bỏ qua. 

Ảnh: Tìm hiểu các loại trà giảm mỡ máu
Ảnh: Tìm hiểu các loại trà giảm mỡ máu

1. Tại sao nên sử dụng trà giảm mỡ máu

Mỡ máu cao là bệnh lý gây ra do rối loạn quá trình chuyển hóa mỡ máu, trong đó thành phần LDL-cholesterol (cholesterol xấu) tăng cao, còn thành phần mỡ bảo vệ cơ thể là HDL-cholesterol lại giảm đi. Bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trên mạch máu, đặc biệt là hình thành cục máu đông, tai biến mạch máu não hay bệnh mạch vành. Vậy việc sử dụng trà giảm mỡ máu mang đến lợi ích gì trong việc cải thiện nồng độ lipid máu?

Có nhiều lý do khiến cho số người tin tưởng sử dụng trà giảm mỡ máu như một phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh mỡ máu cao. Cụ thể như sau:

Ảnh: Sử dụng trà mỡ máu là phương pháp có nhiều ưu điểm
Ảnh: Sử dụng trà mỡ máu là phương pháp có nhiều ưu điểm

2. Gợi ý các loại trà giảm mỡ máu

Có thể thấy, sử dụng các loại trà thảo dược là một phương pháp giảm mỡ máu an toàn và hiệu quả nên được ngày càng nhiều người tin tưởng lựa chọn. Vậy đâu là những loại trà giảm mỡ máu tốt nhất hiện nay? Hãy cùng Dược Kiên Minh đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết về các loại trà này nhé.

2.1. Trà lá sen khô

Trong thành phần của lá sen rất giàu Flavonoid và Alkaloid. Đây là những hoạt chất có công dụng giảm béo và phòng ngừa xơ vữa động mạch. Chính vì vậy, trà lá sen được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị tình trạng mỡ máu cao, thừa cân, béo phì, huyết áp cao, bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch và cả viêm túi mật.

Cách chế biến trà giảm mỡ máu từ lá sen khô như sau:

Cách 1: Lấy lá sen, hoa hòe mỗi loại 10g và 4g cúc hoa vàng. Sắc lấy nước, uống thay nước hàng ngày.

Cách 2: Sử dụng đơn độc lá sen khô cũng mang đến hiệu quả giảm mỡ máu rất tốt. Chọn 30g lá sen bánh tẻ, đem rửa cho sạch sau đó thái chỉ và phơi khô. Uống thay nước hàng ngày.

Ảnh: Trà lá sen khô
Ảnh: Trà lá sen khô

2.2. Trà kỷ tử

Các nghiên cứu hiện đại đều xếp kỷ tử vào nhóm các vị thuốc có công dụng dược lý phong phú. Đầu tiên phải kể đến là khả năng điều hòa nồng độ lipid máu, giảm lượng cholesterol xấu đồng thời làm chậm quá trình hình thành các mảng vữa xơ tại thành mạch máu. Bên cạnh đó, trà kỷ tử còn góp phần hạ đường huyết, hỗ trợ điều trị tiểu đường; thư giãn mạch máu và giúp hạ huyết áp về mức hợp lý; chống oxy hóa và hỗ trợ làm chậm quá trình lão hóa; bảo vệ tế bào gan và ngăn chặn tình trạng lắng đọng mỡ tại gan,...

Do vậy mà trà kỷ tử không chỉ là một loại trà giảm mỡ máu mà còn góp phần ổn định huyết áp, lưu thông khí huyết, tăng hồi phục tinh thần, tăng sức bền thành mạch,...

Cách chế biến trà giảm mỡ máu từ kỷ tử như sau:

Ảnh: Trà kỷ tử
Ảnh: Trà kỷ tử

2.3. Trà nấm linh chi

Đây cũng được xem là một trong những loại trà hạ mỡ máu tốt nhất hiện nay. Sở dĩ như vậy là bởi trong nấm linh chi có chứa một loại steroid với khả năng chống cholesterol mạnh mẽ. Bên cạnh đó, sử dụng loại trà này thường xuyên còn giúp phòng ngừa các bệnh lý liên quan tới cao huyết áp, men gan cao, xơ gan, hỗ trợ giải độc, bảo vệ tế bào gan, chống virus và ức chế sự phát triển và xâm nhập của nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Do đó, trà nấm linh chi không chỉ tốt trong việc kiểm soát mỡ máu mà còn giúp nâng cao sức khỏe một cách toàn diện.

Cách chế biến trà giảm mỡ máu từ nấm linh chi như sau:

Ảnh: Trà nấm linh chi
Ảnh: Trà nấm linh chi

2.4. Trà atiso đỏ

Trong cây atiso đỏ chứa tới 1,5% anthocyanin cùng hàng loạt các acid hữu cơ, đường, nhựa và Alkaloid. Đặc biệt, các nhà dược học nước Senegal đã chứng minh được  hoạt chất hibitosin trong atiso đỏ có khả năng kiểm soát tình trạng rối loạn lipid máu và giúp khôi phục lại sự cân bằng. Không chỉ vậy, hoạt chất này còn giúp tăng nồng độ HDL-cholesterol, một chỉ số tốt đối với cơ thể.

Cách chế biến trà giảm mỡ máu từ cây atiso đỏ như sau:

Ảnh: Trà atiso đỏ
Ảnh: Trà atiso đỏ

2.5. Trà từ quả sơn tra

Triterpenes, Flavonoid, Kali và vitamin C trong quả sơn tra mang đến nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe như giảm nồng độ mỡ máu, kiểm soát huyết áp, an thần, lợi tiểu. Bên cạnh đó, loại quả này còn giúp giãn nở và làm mềm động mạch, từ đó tăng lượng máu lưu thông tới các cơ quan đồng thời cải thiện sức co bóp, bảo vệ tim. Bởi vậy, quả sơn tra không chỉ thích hợp để sử dụng làm trà giảm mỡ máu mà còn giúp cải thiện sức khỏe một cách toàn diện.

Cách chế biến trà giảm mỡ máu từ quả sơn tra như sau:

Cách 1: Chuẩn bị 15 - 20g quả sơn tra đã phơi khô. Nấu kỹ, lọc bỏ bã và thêm nước đường tùy theo sở thích. Uống thay trà hàng ngày.

Cách 2: Sử dụng phối hợp quả sơn tra với cúc tần và kim ngân hoa, mỗi vị 25g. Đun nước uống thay trà.

Ảnh: Trà giảm mỡ máu từ quả sơn tra
Ảnh: Trà giảm mỡ máu từ quả sơn tra

2.6. Trà xanh

Theo Đông y, trà xanh là vị thuốc có tính lạnh và vị đắng, không độc, có công dụng tiêu thức ăn, hạ nhiệt, làm tan đờm, lợi tiểu. Còn theo các nghiên cứu của Y học hiện đại, flavonoid trong trà xanh có khả năng hạn chế tình trạng lắng đọng cholesterol, ngăn ngừa xơ hóa mạch máu, giảm tỷ lệ tử vong do các bệnh lý nguy hiểm như tai biến mạch máu não hay nhồi máu cơ tim. Ngoài ra, trong trà xanh còn chứa nhiều loại sắc tố có công dụng tiêu viêm, giảm đông máu và loại bỏ lượng chất béo tích tụ lâu ngày trong cơ thể.

Cách sử dụng trà xanh giảm mỡ máu: Bạn có thể uống nước trà xanh giữa các bữa ăn hàng ngày để tăng hiệu quả kiểm soát mỡ máu. Tránh uống trước khi ngủ và cũng không nên uống trà quá đặc để hạn chế ảnh hưởng tới giấc ngủ.

Ảnh: Trà xanh hỗ trợ giảm mỡ máu
Ảnh: Trà xanh hỗ trợ giảm mỡ máu

2.7. Trà hoa cúc

Trà hoa cúc là một trong số các loại trà thảo mộc có công dụng giảm mỡ máu, hỗ trợ điều trị huyết áp cao, làm đẹp da và mát gan được nhiều chuyên gia đánh giá cao và khuyến khích sử dụng hàng ngày. Hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào trong loại trà này còn rất hiệu quả trong việc giảm tình trạng đau tức ngực do bệnh lý mạch vành gây ra.

Cách sử dụng trà hoa cúc giảm mỡ máu như sau: Sử dụng trà hoa cúc đều đặn hàng ngày để giảm mỡ máu. Bạn có thể lựa chọn một trong các dòng hoa cúc như cúc la mã, cúc đại đóa, cúc mâm xôi hay cúc vàng Đà Lạt. Tuy nhiên, không nên uống quá nhiều trà hoa cúc trong một ngày để tránh gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn. Theo khuyến cáo, chỉ nên uống từ 2 - 3 ly trà hoa cúc/ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Ảnh: Trà hoa cúc
Ảnh: Trà hoa cúc

2.8. Trà giảo cổ lam

Trong giảo cổ lam có chứa 2 hoạt chất quý là Flavonoid và Saponin, ngoài ra còn chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất như phốt pho, sắt, mangan, kẽm, selen,... Đây là những thành phần có lợi cho những người mỡ máu cao, mắc bệnh tăng huyết áp, thừa cân, béo phì,... Các công dụng của giảo cổ lam đã được kiểm chứng bao gồm:

Cách chế biến trà giảm mỡ máu từ giảo cổ lam như sau:

Ảnh: Trà giảo cổ lam tốt cho người mỡ máu cao
Ảnh: Trà giảo cổ lam tốt cho người mỡ máu cao

Nếu bạn đọc đang muốn tìm mua một loại trà giảo cổ lam chất lượng để kiểm soát mỡ máu, hãy tham khảo ngay trà giảo cổ lam của Hợp tác xã Nông dược Yên Bái. Được chế biến từ 100% giảo cổ lam 5 lá, trà giảo cổ lam của HTX Nông dược Yên Bái không chỉ đảm bảo mang đến tác dụng dược lý tốt nhất cho người bệnh mà còn khiến người dùng hoàn toàn yên tâm về nguồn gốc xuất xứ cũng như độ an toàn của sản phẩm.

  •  
Ảnh: Trà giảo cổ lam của HTX Nông dược Yên Bái có nhiều ưu điểm nổi bật
Ảnh: Trà giảo cổ lam của HTX Nông dược Yên Bái có nhiều ưu điểm nổi bật

Trên đây là 8 loại trà giảm mỡ máu có hiệu quả tốt nhất hiện nay được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Hãy tìm ra loại trà phù hợp nhất cho mình và sử dụng nó đúng cách để tăng cường khả năng kiểm soát mỡ máu.

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

Tin liên quan

Bật mí những điều chưa biết về rau tiến vua
03/05/2024
Rau tiến vua thường xuất hiện trong các bữa ăn của gia đình Việt với các món như xào, nấu canh thịt viên,...ăn rất ngon. Vậy rau tiến vua là gì? Cách…
Tìm hiểu ngay: Tác dụng chữa bệnh của hoài sơn và cách sử dụng đúng
26/04/2024
Từ xa xưa, hoài sơn (củ mài hay sơn dược) được coi là một vị dược liệu trong Đông y được chế biến từ rễ củ của cây củ mài, là một vị thuốc bổ mang…
Cách ngâm rượu đào thơm ngon khó cưỡng ngay tại nhà
26/04/2024
Ít ai biết rằng đào ngâm rượu không chỉ là thức uống thơm ngon, hấp dẫn mà còn có công dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh hiệu quả. Vậy hãy cùng Kiên…