Bệnh thống phong điều trị như thế nào?

19/05/2021

Mục lục [ Ẩn ]

Bệnh thống phong là cái tên khá quen thuộc trong dân gian. Nó là một trong những dạng viêm khớp khiến người bệnh đau đớn nhất. Biểu hiện của thống phong là gì? Cách điều trị như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn vấn đề này thông qua bài viết dưới đây nhé.

Ảnh 1: Bệnh thống phong 1
Ảnh 1: Bệnh thống phong 1

1. Bệnh thống phong là bệnh gì?

Bệnh thống phong hay còn gọi là bệnh gout, nó xảy ra khi nồng độ acid uric tăng cao trong máu. Chúng dần dần tích tụ, lắng đọng và kết tủa tạo thành các tinh thể muối urat sắc nhọn hình kim loại ở vị trí các khớp, khiến các khớp sưng đau, xuất hiện tình trạng viêm khớp.

Bệnh thống phong theo đông y là bệnh thuộc thể phong thấp nhiệt, nguyên nhân gây bệnh là do khí huyết lưu thông, tắc nghẽn kinh lạc, đau nhức và sưng tấy các khớp, do vậy và việc đi lại, di chuyển của người bệnh trở nên khó khăn hơn.

2. Nguyên nhân mắc bệnh thống phong

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh gout thống phong. Sau đây là những nguyên nhân đó

Thống phong xảy ra là do tăng nồng độ acid uric trong máu. Acid uric là sản phẩm phụ do quá trình thoái giáng của purin. Đây là chất có nhiều trong thực phẩm như gan, thận, lách, não,...

Thông thường, acid uric bị phân hủy trong máu và được đào thải ra ngoài qua nước tiểu. Tuy nhiên, khi cơ thể sản sinh quá nhiều acid uric hay thận hoạt động không hiệu quả, acid này được thải ra ngoài quá ít. Khi đó, acid uric trong máu tăng lên, tích lũy và hình thành tinh thể urat sắc nhọn tại khớp hoặc bao quanh khớp khiến vị trí này sưng đau.

Xem thêm:

Các yếu tố nguy cơ

Do chế độ sinh hoạt: thói quen uống nhiều bia rượu, đồ uống có cồn. Ngoài ra, béo phì cũng có thể làm tăng nguy cơ bệnh gout.

Ảnh 2: Uống rượu bia nhiều làm tăng nguy cơ bệnh gout
Ảnh 2: Uống rượu bia nhiều làm tăng nguy cơ bệnh gout

Một số thuốc và bệnh lý: tăng huyết áp, cholesterol trong máu tăng cao, đái tháo đường, phẫu thuật, ít vận động,...cũng có thể làm tăng acid uric. Một số thuốc như aspirin liều thấp và cyclosporine hay thuốc lợi tiểu nhóm thiazide (điều trị tăng huyết áp bằng cách giảm lượng nước và muối trong cơ thể). Sử dụng phương pháp hóa trị liệu trong điều trị ung thư cũng khiến tế bào bị hủy diệt và giải phóng một lượng purin khá lớn vào máu.

Xem thêm: 

Gen di truyền: Theo thống kê, ¼ số bệnh nhân thống phong là do di truyền.

Tuổi và giới tính: Gout thường xảy ra ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Thông thường, nồng độ acid uric trong máu của nữ giới thường thấp hơn nam giới, nhưng đến tuổi mãn kinh lại tăng lên. Nam giới thường bị gout trong khoảng 30 - 50 tuổi, nữ giới là 50 - 70.

3. Biểu hiện của bệnh thống phong

Ảnh 3: Biểu hiện của bệnh thống phong
Ảnh 3: Biểu hiện của bệnh thống phong

Triệu chứng của bệnh thống phong thường xảy ra vào ban đêm, diễn ra đột ngột không báo trước. Ở một số người, bệnh gout không có dấu hiệu ban đầu. Các biểu hiện chỉ xuất hiện khi người bệnh mắc gout cấp tính hay mạn tính.

Dựa theo mức độ nghiêm trọng của bệnh mà y học chia thống phong thành 3 giai đoạn phát triển tương ứng với nó là từng đặc điểm nhận dạng riêng

3.1. Giai đoạn tăng acid uric máu

Đây là giai đoạn khởi đầu và nhẹ nhất của bệnh thống phong. Khi đó, chưa có dấu hiệu nào biểu hiện giúp bạn nhận biết bệnh, nó tiến triển một cách âm thầm và lặng lẽ. Người bệnh chỉ phát hiện bệnh nếu làm xét nghiệm máu thấy chỉ số acid uric máu tăng cao so với mức bình thường (>6,0 mg / dl ở nữ và 7,0 mg / dl ở nam)

Nếu phát hiện bệnh trong giai đoạn này, các cơn gout cấp có thể được ngăn chặn thông qua việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý kết hợp cùng một số thuốc giảm acid uric trong máu.

3.2. Giai đoạn bệnh thống phong cấp tính

Ảnh 4: Bệnh thống phong 4
Ảnh 4: Bệnh thống phong 4

Nếu tình trạng tăng acid uric kéo dài sẽ hình thành các tinh thể urat. Chúng tích tụ và lắng đọng tại các khớp khiến cho khớp bị tổn thương và gây ra thống phong cấp tính.

Các triệu chứng chính bao gồm

Các triệu chứng này có thể kéo dài vài giờ / ngày. Thế nhưng, nếu mắc gout nặng, cơn đau kéo dài vài tuần hơn. Nếu chủ quan không được điều trị các triệu chứng dần tăng lên, gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Cơn đau điển hình nhất của thống phong thường xảy ra ở khớp ngón chân cái. Nhưng cũng có thể gặp ở một số vùng khớp khác như bàn chân, đầu gối, cổ tay, khớp ngón tay,...

3.3. Giai đoạn mạn tính

Ở giai đoạn này, triệu chứng rõ nhất là sự xuất hiện của các hạt tophi. Khi ngày càng nhiều tinh thể muối urat kết tinh, dần tích tụ và tạo thành u cục (hạt tophi). 

Ảnh 5: Hạt tophi
Ảnh 5: Hạt tophi

Hạt tophi nổi rõ trên bề mặt da cùng với nhiều kích thước khác nhau.

Một số triệu chứng có thể gặp ở giai đoạn này là 

Gout là bệnh kéo dài và có diễn biến phức tạp. Do vậy, ngay từ khi nghi ngờ, bệnh nhân nên đi khám và tuân thủ đúng phác đồ để bệnh được kiểm soát tốt hơn, tránh để thống phong tiến triển thành mạn tính khiến khớp bị hủy hoại và gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

4. Điều trị bệnh thống phong

Để giảm các triệu chứng do gout gây ra, bệnh nhân có thể tham khảo một số gợi ý về phương pháp điều trị như sau

4.1. Điều trị nội khoa

Ảnh 6: Thuốc colchicine
Ảnh 6: Thuốc colchicine

Các thuốc trên sẽ nhanh chóng làm giảm các cơn đau nghiêm trọng, giảm acid uric nhanh chóng và giảm sưng viêm. Thế nhưng, bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng phụ như tiêu chảy, đau đầu, nôn mửa hay đau dạ dày,...

4.2. Điều trị ngoại khoa

Nếu sử dụng thuốc không hiệu quả, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ nốt tophi trong các trường hợp sau đây

4.3. Thay đổi chế độ ăn uống, lối sống lành mạnh

Ảnh 7: Chế độ ăn uống hợp lý
Ảnh 7: Chế độ ăn uống hợp lý

Bên cạnh việc dùng thuốc điều trị, người mắc gout cần có chế độ ăn uống hợp lý, lối sống khoa học giúp cải thiện tình trạng của mình. Một số biện pháp giúp ngăn ngừa và giảm các triệu chứng của bệnh, hạn chế cơn đau tái phát như sau

5. Tác hại của bệnh gout (biến chứng)

Tuy không đe dọa trực tiếp đến tính mạng như đột quỵ hay bệnh tim, nhưng nếu không được điều trị kịp thời, gout sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí nếu nặng có thể dẫn đến tử vong.

Một số biến chứng có thể gặp như tiến triển thành viêm khớp mạn tính khiến quá trình di chuyển vận động bị hạn chế, xuất hiện các hạt tophi. Một số ít có thể ảnh hưởng đến thận, suy thận, sỏi thận.

6. Các biện pháp phòng tránh gout

Ảnh 8: Vận động thường xuyên
Ảnh 8: Vận động thường xuyên

Một số thói quen có thể giúp bạn ngăn ngừa được sự phát triển và tái phát của bệnh như

Bên cạnh đó, với những người có nồng độ acid uric tăng cao trong máu, có thể sử dụng thêm thực phẩm hỗ trợ sức khỏe Cao gắm của công ty Dược Kiên Minh. Sản phẩm được chiết xuất từ Cao khô Dây gắm với công dụng tăng cường chuyển hóa, đào thải acid uric trong máu hiệu quả. Hỗ trợ làm giảm cơn đau nhức tại khớp do gout, giảm triệu chứng sưng viêm.

Với những thông tin trên do chúng tôi cung cấp, chắc hẳn bạn đọc đã tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về bệnh thống phong. Và có những biện pháp giúp phòng và điều trị bệnh gout hiệu quả cho bản thân và gia đình.

Để được tư vấn cụ thể hơn về bệnh gout và sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh gout viên uống Cao Gắm, hãy liên hệ tới hotline 02163 541 383. Chúng tôi luôn đồng hành cùng bạn bảo vệ sức khỏe cho gia đình.

Đừng quên like, share và đánh giá nếu bạn cảm thấy bài viết này hữu ích nhé, Duockienminh cảm ơn độc giả nhiều!

Xếp hạng: 5 (4 bình chọn)

Tin liên quan

Khi nào cần phải mổ gout? Chi phí mổ gout là bao nhiêu? Tìm hiểu ngay
14/03/2024
Khi nào cần mổ gout loại bỏ hạt tophi, chi phí mổ gout là bao nhiêu, có tốn kém không, có gặp biến chứng gì nguy hiểm không là những vấn đề được…
 Dọc mùng và những tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe
26/04/2024
Dọc mùng - cái tên quen thuộc đối với mỗi người dân Việt Nam. Nguyên liệu này thường được biết là món ăn trong bữa cơm gia đình, rau dọc mùng. Tuy…
Cây khế rừng - Thảo dược vàng cho sức khỏe, hỗ trợ trị gout
25/04/2024
Cây khế rừng là thảo dược còn khá xa lạ với nhiều người. Hãy cùng đọc ngay bài viết dưới đây để biết cây khế rừng là gì, công dụng, cách dùng ra sao…