10+ tác dụng của cây nhọ nồi mà bạn không ngờ tới

16/08/2021

Mục lục [ Ẩn ]

Rất nhiều người đã truyền tai nhau tác dụng của cây nhọ nồi để chữa bệnh, chăm sóc tóc hay làm đẹp da,...Nếu bạn vẫn chưa chắc chắn về tác dụng của loại cây này thì đừng vội bỏ qua bài viết này nhé. Những tác dụng của cây nhọ nồi sẽ được bật mí ngay dưới bài viết này.

1. Giới thiệu về cây nhọ nồi

Nhọ nồi là cây gì? Hình ảnh cây nhọ nồi như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn nhé.

1.1. Cây nhọ nồi là cây gì? 

Ảnh: Cây nhọ nồi là cây gì?
Ảnh: Cây nhọ nồi là cây gì?

Cây nhọ nồi hay còn được gọi với tên gọi khác là cỏ mực, mặc hán liên, hạn liên thảo thuộc họ Cúc.

Hình ảnh cây nhọ nồi

Nhọ nồi có vị ngọt, chua tính hàn, quy kinh tỳ, vị với công dụng thanh nhiệt, giải độc, cầm máu, bổ gan thận,...có thể dùng tươi hoặc sấy khô.

Xem thêm:

1.2. Cây nhọ nồi thường mọc ở đâu?

Tại Việt Nam, cây nhọ nồi mọc ở hầu hết các tỉnh đồng bằng, miền núi ở độ cao 1500m và trung du.

Bộ phận trên mặt đất thường được dùng làm vị thuốc. Có thể dùng tươi, dùng khô. Nếu nhọ nồi dùng khô, trước khi cây ra hoa, sử dụng bộ phận trên mặt đất, phơi khô. Nếu dùng tươi, rửa sạch, để ráo nước, cắt đoạn 3 - 5cm. Có thể sao qua hoặc sao cháy để tăng tác dụng cầm máu của vị thuốc tùy theo yêu cầu sử dụng.

2. Cây nhọ nồi có tác dụng gì?

Từ xa xưa, cha ông ta đã sử dụng những loại thảo mộc để chữa bệnh mà không gặp các tác dụng phụ gì. Một số thành phần hóa học có thể kể đến như tanin, acid hữu cơ, chất chống oxy hóa saponin, flavonoid, iso flavonoid, glycosides triterpene,...Do đó, chúng đem lại rất nhiều tác dụng cho sức khỏe người sử dụng.

Vậy từng tác dụng của loại thảo dược này là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn nhé.

2.1. Cây nhọ nồi hạ sốt cho trẻ

Ảnh: Cây nhọ nồi giúp hạ sốt cho trẻ
Ảnh: Cây nhọ nồi giúp hạ sốt cho trẻ

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều thuốc hạ sốt được bày bán nhưng không phải trẻ nào cũng thích uống thuốc và sử dụng có hiệu quả tốt nhất.

Nếu sau 2 - 3 giờ, mẹ sử dụng thuốc cho bé không thấy hiệu quả thì mẹ có thể tìm kiếm các phương pháp khác như hạ sốt bằng nhọ nồi để tránh dùng thuốc quá liều cho bé. 

Mẹ có thể sử dụng nhọ nồi hạ sốt cho bé bằng cách giã lọc nước lá cây nhọ nồi, cho bé uống hay dùng lá nhọ nồi đắp trực tiếp lên cơ thể trẻ. 

Cách sử dụng cây nhọ nồi hạ sốt cho trẻ

2.2. Cây nhọ nồi giúp cầm máu

Trong dân gian, cỏ mực được sử dụng như một vị thuốc bổ máu, chữa chảy máu cam, ho ra máu,...Nguyên nhân là vì nó làm tăng tổng lượng prothrombin (yếu tố giúp đông máu) và có cơ chế giống với vitamin K - thành phần quan trọng giúp tổng hợp các yếu tố đông máu.

Khả năng cầm máu của 1g bột nhọ nồi tương đương với 1,33 mg vitamin K

Cách sử dụng cây nhọ nồi giúp cầm máu

2.3. Cây nhọ nồi chữa bệnh trĩ

Ảnh: Cây nhọ nồi chữa bệnh trĩ
Ảnh: Cây nhọ nồi chữa bệnh trĩ

Do có tác động lên các kinh Can và Thận giúp cầm máu, chỉ huyết, giải nhiệt cho cơ thể. Do đó, cỏ mực được sử dụng như một loại thuốc cầm máu, chủ trị trong các trường hợp trĩ đi ngoài ra máu, chảy máu cam, rong huyết và chảy máu vết thương ngoài da,...

Theo nghiên cứu hiện đại, những thành phần có trong nhọ nồi như saponin, tanin cùng các vitamin A, E, K tốt cho người bệnh trĩ. Những chất này có lợi cho người bệnh trĩ do có khả năng kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn và tạo sự vững chắc cho thành tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng.

Có thể sử dụng nhọ nồi kết hợp cùng một số dược liệu khác giúp đem lại hiệu quả trị bệnh tốt hơn.

Chuẩn bị nguyên liệu

Cách sử dụng

2.4. Cây nhọ nồi trị bệnh dạ dày

Các bài thuốc cổ truyền từ Ấn độ có chứa nhọ nồi đã cho thấy tác dụng: ăn nhọ nồi tươi có thể trị bệnh khó chịu ở dạ dày. Đồng thời, nó có tác dụng rất tốt hỗ trợ các bệnh về rối loạn tiêu hóa như khó tiêu và chứng tiêu hóa. 

Hơn nữa, nhọ nồi còn giúp phục hồi sự cân bằng của hệ tiêu hóa vì chứa nhiều các hợp chất hóa học và hữu cơ.

2.5. Cây nhọ nồi chữa ho do viêm họng

ẢNh: Cây nhọ nồi chữa ho
ẢNh: Cây nhọ nồi chữa ho

Ở một số bé ho do viêm họng, các bà các mẹ thường truyền tai nhau cách dùng nhọ nồi kết hợp cùng một số dược liệu khác như kim ngân hoa, cam thảo đất, bồ công anh,...Bên cạnh tác dụng trị ho, bài thuốc này còn giảm đau rát cổ họng, tiêu đờm đồng thời hạn chế tình trạng khản tiếng, mất tiếng.

Cách sử dụng cây nhọ nồi chữa ho do viêm họng

2.6. Cây nhọ nồi mát gan

Đã từ lâu, tác dụng của cây nhọ nồi đối với gan đã được các bác sĩ y học cổ truyền người Ấn Độ công nhận. Nhọ nồi có khả năng chữa các bệnh về gan như viêm gan, vàng da và góp phần giúp gan loại bỏ độc tố.

Thử nghiệm tác dụng của cây nhọ nồi với gan trên chuột: tiêm chất CCL4 độc với gan vào chuột, cho một số con ăn chiết xuất lá cây cỏ mực và kết quả cho thấy khả năng tử vong giảm đi đáng kể, từ 77% xuống còn 22%.

2.7. Tốt cho tóc

Ảnh: Cây nhọ nồi tốt cho tóc
Ảnh: Cây nhọ nồi tốt cho tóc

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cỏ mực kích thích tóc mọc và luôn chắc khỏe. Theo tờ Journal of Ethnopharmacology, các bác sĩ đã chứng minh rằng chiết xuất methanol có trong cây nhọ nồi là "thần dược" kích thích tóc mọc và phát triển tốt hơn.

Thí nghiệm: Chiết xuất này được các nhà nghiên cứu thoa lên lớp lông của chuột bị biến đổi gene nên không có lông. Sau một thời gian, chiết xuất này đã kích thích lông mọc lại. Do đó có thể kết luận rằng cỏ mực có thể giúp tóc phát triển thông qua khả năng kích thích nang tóc. Thế nhưng, cần có các thử nghiệm khác về tính hiệu quả cũng như an toàn về mặt lâu dài của chiết xuất này.

2.8. Có tác dụng giảm đau

Trong các bài thuốc cổ truyền Ấn Độ để điều trị đau răng, cỏ mực tươi thường được sử dụng. Một vài nghiên cứu đã phân tích sâu hơn về tác dụng giảm đau của cỏ mực. Trong một thí nghiệm trên chuột, kết quả là cỏ mực có tác dụng giảm đau tương đường với aspirin và thuốc giảm đau codein.

Ở một số nghiên cứu khác cũng cho rằng tác dụng giảm đau của nhọ nồi là do có tinh chất alcaloid và ethanol. Chính nhờ những bằng chứng này, bạn đọc có thể sử dụng cỏ mực để giảm đau thay vì các thuốc giảm đau thông thường.

2.9. Cây nhọ nồi chữa rong kinh

Ảnh: Cây nhọ nồi chữa rong kinh
Ảnh: Cây nhọ nồi chữa rong kinh

Rong kinh là tình trạng chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường. Bệnh xuất hiện là dấu hiệu của rối loạn sức khỏe, khó chịu và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của phụ nữ.

Theo kinh nghiệm dân gian, để chữa rong kinh hiệu quả, hái một nắm lá cây nhọ nồi, rửa sạch và ngâm cùng nước muối pha loãng. Vớt ra và để ráo nước. Đem giã nhỏ, vắt lấy nước khoảng 2 chén nhỏ, uống giãn cách sáng trưa. Hiệu quả sẽ được thấy ngay lập tức.

2.10. Tốt cho người bệnh tiểu đường

Nhọ nồi có tác dụng làm giảm nồng độ đường trong máu, giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh tiểu đường.

Sắc lá nhọ nồi với 1 bát nước, thêm 1 thìa mật ong và uống ngày 2 lần. Trong trường hợp muốn hạ cholesterol trong máu, hãy sử dụng bột lá cỏ mực khô 2 lần/ngày.

3. Những lưu ý khi sử dụng cây nhọ nồi

Ảnh: Những lưu ý khi sử dụng cây nhọ nồi
Ảnh: Những lưu ý khi sử dụng cây nhọ nồi
  • Nhọ nồi có thể gây khô âm đạo và gây ngứa nên cần lưu ý khi sử dụng cho phụ nữ trong trường hợp rong kinh

Trên đây là những thông tin chúng tôi chia sẻ về cây nhọ nồi. Hy vọng qua những thông tin này, bạn đọc sẽ có thêm hiểu biết về loại cây này và biết cách sử dụng nó một cách hiệu quả nhất.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về bệnh tiểu đường hay cây nhọ nồi, hãy gọi điện ngay với chúng tôi thông qua hotline dưới đây để được tư vấn chi tiết về thông tin cũng như biện pháp phòng ngừa bệnh nhé!

02163541383

Đừng quên like, share và đánh giá nếu bạn cảm thấy bài viết này hữu ích nhé, duockienminh.vn cảm ơn độc giả nhiều!

Xem thêm: Cây mật nhân

Xếp hạng: 5 (3 bình chọn)