Bệnh gout cấp tính là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

19/03/2021

Mục lục [ Ẩn ]

Cơn gout cấp tính là tình trạng viêm khớp cấp tính do sự lắng đọng của acid uric tại các khớp gây ra đau đớn dữ dội. Nếu như không điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp kiến thức cho bạn về căn bệnh này, cùng tìm hiểu nhé!

Tìm hiểu bệnh gout cấp tính
Tìm hiểu bệnh gout cấp tính

1. Cơn gout (gút) cấp là gì?

Cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại và lối sống sinh hoạt, bệnh gout đang dần trở thành nỗi lo của nhiều người. Gout hay thống phong là bệnh do rối loạn chuyển hóa các nhân purin trong cơ thể, có đặc điểm chính là tăng acid uric máu. Khi nồng độ acid uric trong máu quá cao sẽ gây lắng đọng các tinh thể urat trong các mô, chẳng hạn như mô khớp, gây nên tình trạng viêm khớp.

Cơn gout cấp là giai đoạn mà các triệu chứng của viêm: sưng, nóng, đỏ, đau biểu hiện rõ ràng nhất. Đây cũng là giai đoạn mà người bệnh cần nghiêm túc điều trị để bệnh không chuyển thành mãn tính và gây ra những biến chứng nặng nề khác như biến dạng khớp hay các bệnh lý ở thận do gout…

Xem thêm:

2. Triệu chứng gout cấp tính

Biểu hiện của cơn đau do gout cấp như thế nào? Cùng xem để biết bạn có bị đau khớp do gout không nhé.

Cơn gout cấp điển hình thường gặp các khớp ở chi dưới như ngón chân cái, gối, bàn ngón và các khớp khác. Cơn đau xuất hiện tự phát hoặc sau khi bạn ăn một bữa ăn nhiều chất đạm hay uống rượu quá mức, một chấn thương, một đợt dùng thuốc…

Triệu chứng gout cấp tính
Triệu chứng gout cấp tính

Gout cấp thường xuất hiện một cách đột ngột vào nửa đêm. Khớp của bạn đau ghê gớm, cảm giác bỏng rát, tăng dần, gây mất ngủ. Khi mất ngủ, cảm giác đau lại càng nặng thêm. Thường kèm theo cảm giác mệt mỏi, đôi khi sốt nhẹ, có thể có cảm giác rét run. Đau chủ yếu về đêm, kéo dài trong 5 - 6 đêm tiếp theo. Ban ngày có thể giảm, đôi khi là hết đau hoàn toàn. Vùng khớp viêm sờ thấy sưng, nóng và đỏ.

Theo số liệu thống kê của các nghiên cứu cho thấy có đến 60% người bệnh sẽ chịu đựng cơn đau gout cấp trong khoảng từ 1 - 3 năm. Bên cạnh đó, chỉ 1 vài trường hợp bệnh nhân chỉ cảm thấy xuất hiện cơn đau 1 lần sau đó biến mất và chuyển sang giai đoạn tiếp theo.

Xem thêm:

3. Nguyên nhân gây gout cấp tính

Nguyên nhân trực tiếp gây gout cấp tính là do sự lắng đọng của các tinh thể urat sắc nhọn tại các vị trí gây nên tình trạng đáp ứng miễn dịch của cơ thể (viêm). Các tinh thể urat lắng đọng do nồng độ acid uric trong máu quá cao, vượt quá khả năng hòa tan của chúng. Theo thống kê, khoảng 5 đến 20% bệnh nhân có acid uric máu cao sẽ mắc bệnh gout.

Nồng độ acid uric trong máu được kiểm soát bởi 2 quá trình, đó là sản xuất và đào thải.

Nguyên nhân gây gout cấp tính
Nguyên nhân gây gout cấp tính

Tăng sản xuất acid uric gặp trong trường hợp: 

Giảm đào thải uric qua thận do suy thận hoặc sử dụng một số loại thuốc ảnh hưởng tới khả năng đào thải như lợi tiểu, aspirin liều thấp…

Tất cả đều dẫn tới hậu quả tăng nồng độ acid uric trong máu.

4. Yếu tố nguy cơ của gout cấp tính 

Đối tượng nào dễ bị gout cấp? Hay những thói quen gì làm gout cấp ghé thăm bạn?

Bệnh có thể gặp ở mọi người, không phân biệt giới tính và tuổi tác. Tuy nhiên, nam giới dễ bị gout cấp hơn so với nữ giới. Thống kê cho thấy 95% bệnh nhân bị gout là nam giới. Điều này có thể do phái nam thường có những thói quen không lành mạnh như: sử dụng rượu bia, hút thuốc…Nam giới trong độ tuổi từ 40-60 và phụ nữ giai đoạn sau mãn kinh mắc bệnh này nhiều hơn, ít khi gặp ở người trẻ và trẻ em.

Uống nhiều rượu, bia có lẽ là yếu tố hàng đầu dẫn tới các cơn gout cấp ghé thăm nam giới nhiều hơn so với nữ giới. Các loại đồ uống có cồn ức chế sự đào thải của acid uric, lâu dần chúng tích tụ lại gây cơn đau gout cấp tính.

Nguyên nhân gây ra bệnh gout cấp tính?
Nguyên nhân gây ra bệnh gout cấp tính?

Việc nạp quá nhiều thực phẩm chứa hàm lượng cao protein có nhân purine sẽ dẫn tới tăng chuyển hóa purin trong cơ thể, làm tăng nồng độ acid uric trong máu. Và điều gì có thể diễn ra tiếp theo thì bạn biết rồi đó.

Các thực phẩm chứa hàm lượng đạm cao và không nên tiêu thụ quá nhiều đó chính là: nội tạng động vật, các loại thịt đỏ (thịt bò, bê, nai…), một số loại cá biển (cá hồi, cá ngừ, cá trích…), hải sản (cua, tôm, sò điệp, ốc…). Đây chính là lý do mà gout cấp tính được mệnh danh là “bệnh của nhà giàu” 

Acid uric kết tinh ở nhiệt độ thấp. Điều này có lẽ lý giải được vì sao các cơn đau gout cấp tính thường diễn ra và ban đêm. Nếu bạn có chỉ số acid uric cao khi xét nghiệm, lại thường xuyên tắm nước lạnh, sống ở nơi nhiệt độ thấp, bạn sẽ dễ bị gout cấp tấn công.

VIệc đào thải acid uric ra khỏi cơ thể do thận đảm nhiệm. Khi có bất thường trong chức năng của thận, quá trình lọc cũng như đào thải này bị cản trở. Không chỉ tăng cao nồng độ trong máu dẫn tới lắng đọng tại các khớp mà acid uric còn có thể tích tụ tại thận tạo sỏi thận. Nó được gọi là bệnh thận do gout - một biến chứng nguy hiểm của gout cấp nếu không sớm điều trị.

Biến chứng bệnh gout cấp tính
Biến chứng bệnh gout cấp tính

Ngoài ra còn có nhiều yếu tố nguy cơ khác nữa. Chẳng hạn bạn có thể dễ bị gout cấp hơn nếu như bạn bị béo phì hay gia đình bạn có người từng bị gout, hoặc có sử dụng một số loại thuốc có thể làm tích tụ acid uric trong cơ thể như aspirin, thuốc lợi tiểu….

Lạm dụng một số thuốc Tây y

Ảnh: lạm dụng một số thuốc Tây y
Ảnh: lạm dụng một số thuốc Tây y

Một số thuốc Tây y khi sử dụng quá nhiều sẽ làm tăng nồng độ acid uric trong máu. Cụ thể như thuốc điều trị cao huyết áp, thuốc lợi tiểu, Aspirin hay các loại thuốc có tác dụng ức chế tế bào được sử dụng để điều trị ung thư,...

5. Chẩn đoán bệnh gout cấp tính

Bệnh gout cấp tính thường khó chẩn đoán chính xác nếu chỉ dựa vào triệu chứng. Khi có biểu hiện đau như đã nêu ở trên thì bạn nên đến gặp bác sĩ. Bạn sẽ được tư vấn và làm những xét nghiệm chẩn đoán chắc chắn. Chẳng hạn như: 

Ảnh: xét nghiệm nồng độ acid uric trong máu
Ảnh: xét nghiệm nồng độ acid uric trong máu

Nồng độ acid uric máu tăng khi:

Bệnh nhân mắc gout đều có tăng nồng độ acid uric vào một thời điểm nào đó trong thời gian mắc bệnh hay tăng liên tục. Thế nhưng, nhiều người có nồng độ acid uric tăng nhưng không có biểu hiện của gout. Khi mắc cơn gout cấp, 12 - 43% người bệnh có nồng độ acid uric bình thường hoặc thấp.

Trong trường hợp bệnh nhân có mức acid uric bình thường cũng không loại trừ chẩn đoán và ngược lại, nếu acid uric tăng cao nhưng không có triệu chứng lâm sàng cũng không chẩn đoán gout. Cần phải làm xét nghiệm trong nhiều ngày và kết hợp cùng các xét nghiệm khác.

Khi dịch khớp bị viêm, rất giàu tế bào (khoảng 50.000 bạch cầu/mm3 ) trong đó chủ yếu là bạch cầu đa nhân.

Nếu quan sát thấy các tinh thể urat có thể xác định chẩn đoán cơn gout.

Ở giai đoạn gout cấp, kết quả X - quang của khớp bình thường.

Ngoài ra, còn 1 số xét nghiệm thông thường khác như tốc độ lắng máu, siêu âm thận, siêu âm khớp,... 

6. Cách điều trị bệnh gout cấp tính

Gout cấp điều trị như thế nào?Hay gout cấp tính có chữa được không? Có lẽ đây là câu hỏi của rất nhiều người. Gout cấp có thể hồi phục hoàn toàn không cần điều trị sau khoảng 7-14 ngày. Tuy nhiên, nó gây cho bạn những cảm giác cực kỳ khó chịu và đau đớn. Hơn nữa nếu không được điều trị gout cấp có thể dễ tái phát, tiến triển trở thành gout mạn tính, gây ra các biến chứng nguy hiểm khác như: biến dạng khớp; mất chức năng bàn tay, bàn chân; nhiễm trùng; bệnh thận do gout;... 

Nguyên tắc điều trị gout cấp

  • Nguyên tắc trong điều trị bệnh gout cấp là điều trị sớm, nhanh, mạnh, và ngắn.
  • Mục tiêu điều trị là giảm viêm và đề phòng gout cấp tái phát.

Bị gout cấp uống thuốc gì?

Khi mắc cơn gout cấp, điều đầu tiên bệnh nhân nghĩ đến là dùng thuốc để nhanh chóng giảm đau, khó chịu. Và đây cũng được xem là giải pháp hữu hiệu và cần thiết đối với việc điều trị. Thế nhưng, tùy vào giai đoạn và tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình điều trị phù hợp.

Đầu tiên, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn sử dụng các loại thuốc giảm đau kháng viêm như NSAIDs (Ibuprofen...), Colchicine hay Corticoid (Prednisolon…). Tuy nhiên các loại thuốc này được sử dụng điều trị gout cấp tính theo liệu trình không quá 7 ngày, phù hợp với nguyên tắc điều trị. Sau đó có thể người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng thuốc giúp hạ acid uric máu.

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Ảnh: xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
Ảnh: xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Với những người có tăng acid uric máu nhưng chưa có triệu chứng gout cấp thì biện pháp thay đổi lối sống là tiên quyết và không khuyến cáo sử dụng thuốc.

Dưới đây là một vài gợi ý nhỏ về chế độ ăn uống - sinh hoạt cho người bị gout cấp và những người muốn phòng tránh gout cấp ghé thăm:

Hạn chế ăn các thực phẩm giàu purin, giàu đạm
Hạn chế ăn các thực phẩm giàu purin, giàu đạm

Thực phẩm hỗ trợ cải thiện, phòng ngừa gout cấp tính

Hầu hết người bệnh khi bị gout cấp tính đều chỉ điều trị qua loa vì nghĩ rằng căn bệnh này không nguy hiểm. Tuy nhiên, gout cấp tính chính là tiền đề cho những giai đoạn tiếp theo nếu không điều trị sớm.

Để giảm nhanh các cơn đau gout cấp tính và tình trạng sưng, viêm ở khớp do tinh thể urat gây ra, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị song song bằng thuốc giảm đau và thuốc chống viêm.

Hai loại thuốc này điều trị bệnh gout cấp tính theo liệu trình không quá 7 ngày. Sau đó, người bệnh cũng được sử dụng thuốc hạ axit uric máu cũng như được khuyến cáo về chế độ dinh dưỡng lành mạnh.

Bệnh gout rất khó điều trị triệt để nếu người bệnh không chú ý tới thực đơn ăn uống hàng ngày của mình. Với những người đã bị gout cấp tính, nếu sau điều trị vẫn tiếp tục ăn các loại thực phẩm giàu purin thì bệnh gout sẽ sớm quay lại ở giai đoạn mãn tính.

Để hỗ trợ điều trị bệnh gout cấp tính cũng như ngăn không cho bệnh gout quay trở lại, người bên nên sử dụng thêm sản phẩm Cao Gắm của công ty TNHH Thảo dược Kiên Minh. Đây là sản phẩm an toàn có nguồn gốc tự nhiên được nhiều người bị gout đánh giá cao trong thời gian gần đây.

Cao Gắm – Tốt cho người bị gout, axit uric cao
Cao Gắm – Tốt cho người bị gout, axit uric cao

Với công dụng hỗ trợ hạ axit uric, hỗ trợ giảm đau và viêm do gout cấp tính, Cao Gắm còn hỗ trợ bổ can thận. Đối với những ai có nguy cơ mắc bệnh gout cũng có thể sử dụng để phòng tránh bệnh gout. Từ thành phần chiết xuất từ cây dây gắm, viên uống Cao Gắm là sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh gout mà không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào.

Với những chia sẻ trên đây, có lẽ bạn đã trả lời được câu hỏi bệnh gout cấp tính là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh gout cấp tính như thế nào rồi đúng không. Để hỗ trợ phòng ngừa bệnh gout cấp tính, hãy sử dụng viên uống Cao Gắm để không phải đối mặt với những cơn đau gout nhé.

02163541383

Đừng quên like, share và đánh giá nếu bạn cảm thấy bài viết này hữu ích nhé, Duockienminh cảm ơn độc giả nhiều!

>> Xem thêm: 95% người bị bệnh gout mạn tính do tái phát - Bạn có biết?

 
Xếp hạng: 5 (15 bình chọn)

Tin liên quan

Khi nào cần phải mổ gout? Chi phí mổ gout là bao nhiêu? Tìm hiểu ngay
14/03/2024
Khi nào cần mổ gout loại bỏ hạt tophi, chi phí mổ gout là bao nhiêu, có tốn kém không, có gặp biến chứng gì nguy hiểm không là những vấn đề được…
 Dọc mùng và những tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe
26/04/2024
Dọc mùng - cái tên quen thuộc đối với mỗi người dân Việt Nam. Nguyên liệu này thường được biết là món ăn trong bữa cơm gia đình, rau dọc mùng. Tuy…
Cây khế rừng - Thảo dược vàng cho sức khỏe, hỗ trợ trị gout
25/04/2024
Cây khế rừng là thảo dược còn khá xa lạ với nhiều người. Hãy cùng đọc ngay bài viết dưới đây để biết cây khế rừng là gì, công dụng, cách dùng ra sao…