Các biến chứng bệnh gout nguy hiểm nhất? Và cách phòng ngừa

31/03/2021

Mục lục [ Ẩn ]

Biến chứng bệnh gout không chỉ ảnh hưởng tới sinh hoạt, sức khỏe của người bệnh mà còn có nguy cơ dẫn tới đột quỵ, tử vong. Ngay khi được chẩn đoán mắc bệnh gout, hãy chủ động điều trị để không gặp phải những hậu quả đáng tiếc. Cùng chúng tôi điểm danh những biến chứng từ bệnh gout mà bạn có thể gặp phải qua những chia sẻ dưới đây.

Các biến chứng bệnh gout nguy hiểm nhất? Và cách phòng ngừa
Các biến chứng bệnh gout nguy hiểm nhất? Và cách phòng ngừa

Những triệu chứng điển hình khi bị gout

Các nghiên cứu y tế cho thấy, có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn có thể mắc phải bệnh gout. Sự rối loạn chuyển hóa purin trong cơ thể làm tăng sinh axit uric là nguyên nhân chính thường gặp ở những người béo phì, ăn các loại thực phẩm giàu purin,… Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác làm tăng nguy cơ bị gout như di truyền, tác dụng phụ từ các loại thuốc lợi tiểu…

Xem thêm:

Axit uric trong máu tăng nhưng không được đào thải ra ngoài dẫn đến hình thành các tinh thể urat. Chúng tích tụ lại và bám vào các khớp xương, nhất là khớp ngón chân cái khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn khi di chuyển.

Các giai đoạn của bệnh gout
Các giai đoạn của bệnh gout

Ngay khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường dưới đây, hãy đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra càng sớm càng tốt.

  • Axit uric tích tụ trong điều kiện nhiệt độ thấp. Vì vậy, các cơn đau có thể xuất hiện vào nửa đêm hoặc sáng sớm khi nhiệt độ xuống thấp. Ngay cả khi chạm chân xuống đất bạn cũng có cảm giác đau buốt.
  • Các khớp xương, nhất là ở ngón chân cái có triệu chứng sưng, tấy đỏ, da căng bóng, sờ thấy nóng rát.
  • Nếu chụp X – quang lúc này có thể thấy hiện tượng tràn dịch khớp. Nếu bị nhiễm trùng khớp có thể tiết ra mủ tại các khớp.
  • Khi tình trạng viêm khớp xảy ra, người bệnh có thể bị sốt kèm theo buồn nôn và mệt mỏi.
  • Nhiều người bệnh cho biết các cơn đau của họ tăng lên sau khi ăn hải sản, thịt bò, nội tạng động vật, uống bia rượu…

Các biến chứng bệnh gout nguy hiểm nhất?

Nhiều người cho rằng gout chỉ là một bệnh viêm khớp bình thường, sau khi hết đau thì sẽ không sao cả. Nhưng đó lại là một sai lầm. Khi đã qua giai đoạn cấp tính, các cơn đau có thể giảm đi nhưng các tinh thể urat lại âm thầm phá hủy các khớp xương của bạn. Lúc này, bệnh gout đã dần chuyển sang giai đọan mãn tính.

Các biến chứng bệnh gout nguy hiểm nhất?
Các biến chứng bệnh gout nguy hiểm nhất?

Ngoài sự tấn công của những cơn đau gout có thể tái phát vài lần trong năm thì người bệnh còn phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm mà căn bệnh này gây ra như:

Biến dạng khớp

Đối với bệnh nhân gout, khớp là vị trí bị tổn thương đầu tiên và bị ảnh hưởng lớn nhất. Các tinh thể urat bị lắng đọng trong các mô cạnh khớp, sụn, xương, bao hoạt dịch,...khiến khớp bị hủy hoại. 

Tổn thương khớp có thể gặp trong giai đoạn muộn của bệnh, khi bệnh đang tiến triển hay ở thể nặng. Nếu bệnh nhân không đáp ứng với điều trị có thể dẫn đến những tổn thương khớp nặng nề hơn.

Mất chức năng bàn tay, bàn chân, nguy cơ tàn phế

Khi các khớp bàn tay, ngón tay, cổ tay khi bị biến dạng hủy hoạt lâu ngày sẽ dẫn tới cứng khớp, gây xơ hóa dây chằng bao hoạt dịch dẫn đến lâu ngày vận động tay, chân khó khăn cản trở sinh hoạt hàng ngày. Do đó, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân cũng bị ảnh hưởng nặng nề.

Khi các khớp bị biến dạng sẽ trở nên kém linh hoạt hơn, cứng khớp. Điều này khiến cho bệnh nhân di chuyển khó khăn hơn thậm chí có thể khiến cho người bệnh bị tàn phế.

Xem thêm biến chứng bệnh gút:

Nhiễm trùng hạt tophi

  • Ở giai đoạn mãn tính, các hạt tophi xuất hiện không chỉ làm thoái hóa khớp mà còn tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập. Sau khi các hạt tophi trên da bị vỡ ra, không có biện pháp điều trị kịp thời, vệ sinh không sạch sẽ dẫn đến nhiễm khuẩn nặng, lây lan vào máu gây nhiễm khuẩn huyết, nhiễm trùng huyết, trường hợp này rất hiếm gặp.
  • Nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng này, do hạt tophi hay mọc ở những vị trí dễ cọ xát như ở bàn chân, bàn tay,... hoặc bệnh nhân bị ngứa sưng đau nên tự chọc vào hạt tophi của mình mà không hiểu rõ những nguy hại khi bị vỡ, loét chảy dịch. Đây chính là môi trường thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng hạt tophi và nghiêm trọng hơn nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến hoại tử.

Vậy biểu hiện nhiễm trùng hạt tophi như thế nào?

Biểu hiện nhiễm trùng hạt tophi
Biểu hiện nhiễm trùng hạt tophi

Bệnh thận mạn tính

Đây là biến chứng thường gặp và nguy hiểm ở những người mắc gout mạn tính. Chức năng lọc cầu thận bị suy giảm khiến giảm độ lọc của acid uric. Khi mức acid uric tăng cao lại làm bệnh thận trầm trọng hơn. Như vậy đã tạo thành vòng xoắn bệnh lý nguy hiểm liên quan chặt chẽ đến nhau. Nếu để lâu, người bệnh có thể gặp phải tình trạng thận ứ nước, suy giảm chức năng thận, suy thận.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Sỏi thận gout, thận ứ nước, sỏi bàng quang… dễ gây nhiễm khuẩn hệ tiết niệu khó chữa, đặc biệt là viêm đài bể thận, đôi khi không điều trị kịp thời có thể gây thận mủ hoặc viêm bàng quang hoại tử, nhiễm trùng huyết.

Biến chứng bệnh gout - sỏi thận

Khi bị gout lâu ngày, các tinh thể urat lắng đọng ở các tổ chức kẽ thận nơi chúng đi qua hoặc ở bể thận, niệu quản dần dần lâu ngày sẽ hình thành sỏi thận khi nồng độ acid uric không được kiểm soát. 

Biến chứng bệnh gout - sỏi thận
Biến chứng bệnh gout - sỏi thận

Khi bị sỏi thận sẽ gây tắc nghẽn ở bể thận, ứ nước ở thận. Nguy hiểm hơn có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu, hoặc tiểu máu do cọ sát của sỏi thận vào bể thận hay niệu quản, thậm chí gây cơn đau quặn thận dữ dội khi sỏi di chuyển sang nơi khác.

Các bệnh lý về tim mạch và huyết áp

Một số bệnh phức tạp do bệnh gout gây ra như tăng huyết áp, xơ cứng động mạch, bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, rối loạn nhịp tim gây tử vong và một số biến chứng cấp và mãn tính do đái tháo đường gây ra.

Biến chứng bệnh gút liên quan đến điều trị bệnh

Như vậy, những biến chứng của bệnh gout gây ảnh hưởng lớn thậm chí nguy hiểm lớn tới sức khỏe người bệnh cũng như khả năng lao động, sinh hoạt thường ngày. Vậy cải thiện các biến chứng bệnh gout ra sao mà không cần dùng thuốc hãy cùng Dược Kiên Minh đọc tiếp bài viết nhé!

Biện pháp phòng ngừa biến chứng bệnh gout

Để có thể ngăn ngừa các biến chứng trên, bệnh nhân cần tuân thủ theo một số biện pháp dưới đây:

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống khoa học, hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh gout. Hơn nữa, chế độ ăn uống lành mạnh còn giúp bệnh nhân có một sức khỏe tốt, phòng bệnh hiệu quả, duy trì cân nặng.

Ngoài ra, bệnh nhân nên bổ sung một số thực phẩm giàu chất xơ và hạn chế tiêu thụ những thực phẩm giàu purin.

Hạn chế rượu bia

Đây là nguồn chứa purin lớn ảnh hưởng không tốt cho người mắc gout. Hơn nữa, rượu bia còn ức chế quá trình bài tiết acid uric trong cơ thể. Do đó, bệnh chuyển biến ngày một xấu và gây ra những biến chứng nặng nề.

Người bệnh có thể sử dụng các thức uống lành mạnh hơn như nước ép hoa quả, rau củ tươi. Bên cạnh bổ sung các dưỡng chất cho cơ thể thì chúng còn là thức uống hỗ trợ giúp thải bớt lượng acid uric dư thừa trong cơ thể.

Tập luyện thể dục thể thao

Không chỉ tốt cho sức khỏe tổng quát mà tập luyện thể dục thể thao còn tốt cho sức khỏe của xương khớp, nhất là người mắc gout. Tập luyện phù hợp còn giúp bệnh nhân kiểm soát được bệnh đồng thời ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Tuy nhiên, bạn nên chọn những bài tập và môn thể thao phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình, tránh vận động quá sức khiến các khớp bị tổn thương. Các bài tập như đạp xe, yoga, đi bộ,...rất tốt đối với bệnh nhân mắc gout.

Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa biến chứng bệnh gout bằng thảo dược

Nhắc đến bệnh gout, mọi người chỉ nghĩ đến các cơn đau gout mà không để ý tới biến chứng của bệnh gout có thể gặp phải. Vì vậy, rất nhiều người bệnh luôn tìm cách giảm các cơn đau gout mà không điều trị căn nguyên của bệnh đó là dư thừa axit uric máu.

Phần lớn các trường hợp bị gout cấp đều lựa chọn thuốc giảm đau để giảm nhanh các cơn đau do gout gây ra. Tuy nhiên, sử dụng các loại thuốc Tây y có tác dụng giảm đau nhanh nhưng có thể để lại những tác dụng phụ không mong muốn.

Dây gắm - thảo dược quý trong hỗ trợ điều trị và đầy lùi biến chứng bệnh gout
Dây gắm - thảo dược quý trong hỗ trợ điều trị và đầy lùi biến chứng bệnh gout

Hiện nay, rất nhiều người bệnh đã bắt đầu tìm đến các loại thảo dược Đông y để hỗ trợ điều trị bệnh gout và giảm các triệu chứng sưng đau, viêm khớp do gout. Trong đó có thể kể đến cây dây gắm – loại thảo dược vừa giảm đau nhức xương khớp, vừa hỗ trợ giảm axit uric máu hiệu quả cho người bị gout.

Tác dụng quý của thảo dược dây gắm được đồng bào dân tộc Tày vùng núi Tây Bắc nước ta (Yên Bái, Hà Giang) phát hiện và sử dụng rất sớm trong các bài hỗ trợ điều trị chứng đau nhức xương khớp do gout, lở sơn, giải độc và tăng cường chức năng thận…

Kết hợp sử dụng các loại thảo dược có tác dụng hỗ trợ điều trị như dây gắm và một chế độ dinh dưỡng hợp lý, sinh hoạt lành mạnh sẽ hỗ trợ giúp bạn sớm thoát khỏi những cơn đau gout và những biến chứng của bệnh gout.

Xem thêm: Cao gắm thực phẩm bảo vệ sức khỏe chiết xuất từ dây gắm

Như vậy bài viết trên đã đưa đến người đọc các thông tin chi tiết về biến chứng bệnh gout. Hãy chủ động trong việc điều trị và phòng tránh bệnh gout để không gặp phải các biến chứng bệnh gout kể trên. Nếu có bất kì câu hỏi nào cần được tư vấn và giải đáp cụ thể hơn, hãy liên hệ ngay tới hotline 02163.541.383 để được tư vấn miễn phí.

>> Xem thêm: Nguyên nhân bệnh gout

Xếp hạng: 4.9 (15 bình chọn)

Tin liên quan

Khi nào cần phải mổ gout? Chi phí mổ gout là bao nhiêu? Tìm hiểu ngay
14/03/2024
Khi nào cần mổ gout loại bỏ hạt tophi, chi phí mổ gout là bao nhiêu, có tốn kém không, có gặp biến chứng gì nguy hiểm không là những vấn đề được…
 Dọc mùng và những tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe
26/04/2024
Dọc mùng - cái tên quen thuộc đối với mỗi người dân Việt Nam. Nguyên liệu này thường được biết là món ăn trong bữa cơm gia đình, rau dọc mùng. Tuy…
Cây khế rừng - Thảo dược vàng cho sức khỏe, hỗ trợ trị gout
25/04/2024
Cây khế rừng là thảo dược còn khá xa lạ với nhiều người. Hãy cùng đọc ngay bài viết dưới đây để biết cây khế rừng là gì, công dụng, cách dùng ra sao…