Cam thảo đất và những tác dụng tuyệt vời dành cho sức khỏe

31/07/2021

Mục lục [ Ẩn ]

Cam thảo đất hay cam thảo nam từ lâu đã được biết đến như một vị thuốc giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả nhiều bệnh, trong đó phải kể đến là bệnh tiểu đường. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng của cây cam thảo đất và cách sử dụng hiệu quả loại cây này nhé.

1. Những thông tin thú vị về cam thảo đất mà bạn nên biết

1.1. Cam thảo đất là gì?

Ảnh: Hình ảnh cam thảo đất
Ảnh: Hình ảnh cam thảo đất

Tên khoa học: Cây cam thảo đất có danh pháp khoa học là Scoparia dulcis L, thuộc họ Scrophulariaceae (Hoa mõm sói)

Tên thường gọi: cam thảo đất, cam thảo nam, trôm lay, dã cam thảo,...

Đặc điểm:

Cam thảo đất hay cam thảo nam thuộc nhóm cây thân thảo, mọc thẳng đứng. Toàn cây có mùi thơm nhẹ. Thân mềm và có hình tròn, chiều cao trung bình khoảng 30 - 80cm, phần thân non gồm nhiều khía dọc, phần thân già ở gốc hóa gỗ. Rễ cây màu nâu đỏ nhạt, gồm rễ chính nhỏ và nhiều rễ phụ. 

Lá cam thảo dài khoảng 3 - 5cm, rộng 1,5 - 3cm, có thể mọc đơn, mọc đối hoặc mọc thành từng vòng 3 lá. Phiến lá có hình trứng, phần nửa trên mép lá có răng cưa.

Xem thêm:

Hoa nhỏ, nở vào mùa hè, cánh hoa trắng, không có lông, phần trên có răng cưa, mọc riêng rẽ hoặc thành từng đôi ở phần kẽ lá. Quả dạng nang, hình cầu, bên trong chứa nhiều hạt nhỏ.

Cam thảo đất sinh trưởng chủ yếu ở quanh bờ ao, ruộng và các vùng đầm lầy ẩm ướt. Có thể tìm thấy loài cây này ở nhiều quốc gia trên thế giới như Ấn Độ, Malaysia, miền Nam Trung Quốc, Thái Lan và một phần của khu vực châu Mỹ. Ở nước ta, chúng mọc hoang ở nhiều nơi, thường thấy ở ven các bờ ruộng, bờ ao...

1.2. Đặc điểm dược lý của vị thuốc cam thảo đất

Tất cả các bộ phận của cây cam thảo đất đều có thể sử dụng làm dược liệu.

Có thể thu hoạch cây quanh năm nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra thời điểm thu hái đảm bảo chất lượng tốt nhất cho cây là vào mùa xuân - hè. Trong quá trình thu hái, người ta lấy toàn bộ cây, kể cả phần gốc và rễ để làm dược liệu.

Ảnh: Vị thuốc cam thảo đất
Ảnh: Vị thuốc cam thảo đất
 

Sau khi thu hoạch, cây được mang đi rửa sạch và chia nhỏ. Vị thuốc cam thảo có thể dùng ở dạng tươi, dạng sấy, phơi khô hoặc xay thành dạng bột để dùng dần. Bột cam thảo đất hơi xơ, có màu vàng lục, mùi thơm nhẹ nhàng, dễ chịu và vị hơi ngọt.

Theo y học cổ truyền, loại dược này tính mát, mùi thơm nhẹ, vị đắng nhẹ sau ngọt, không độc.

1.3. Thành phần dinh dưỡng có trong cam thảo đất

Vị đắng nhẹ đặc trưng của cam thảo đất là do sự có mặt của alkaloid, một hoạt chất rất tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, trong loại cây này còn chứa một số thành phần khác như: Dulcitol, manitol, amellin, acid silixic, hexacosanol,... 

1.4. Liều dùng của cam thảo đất

Liều dùng của loại thảo dược này như sau:

2. Tác dụng của cây cam thảo đất

Trong Đông y, cam thảo nam được xem là một loại thảo dược quý, được sử dụng nhiều trong các bài thuốc cổ truyền. Vậy cam thảo có tác dụng gì? Các bài thuốc nam từ cam thảo đất trị được bệnh gì? Hãy cùng đọc phần tiếp theo của bài viết này để tìm cho mình câu trả lời nhé.

2.1. Hỗ trợ điều trị tiểu đường

Người bệnh tiểu đường có nên sử dụng cam thảo đất không? Câu trả lời là có.

Ảnh: Cam thảo nam hỗ trợ điều trị tiểu đường
Ảnh: Cam thảo nam hỗ trợ điều trị tiểu đường
 

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra được tác dụng của cây cam thảo đất trong điều trị tiểu đường đến từ Amellin - một dược chất quý có trong loài cây này. Đây cũng chính là hoạt chất tạo nên vị đắng thường thấy của cây.

Amellin có khả năng làm giảm hàm lượng đường trong máu nhanh chóng, giúp cải thiện và giữ đường huyết ở mức ổn định ngay cả với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường nhiều năm. Không chỉ vậy, dược chất này còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình kích thích sản sinh hồng cầu, từ đó mà thời gian làm lành vết thương được rút ngắn, các tổn thương do bệnh tiểu đường gây ra cũng vì thế mà sớm được phục hồi.

2.2. Chữa cảm cúm

Theo y học cổ truyền, cam thảo nam có tác dụng giải độc chỉ thống, nhuận phế chỉ ho, kiện tỳ ích khí nên rất hiệu quả trong điều trị cảm cúm.

Bài thuốc chữa cảm cúm từ loại dược liệu này như sau: chuẩn bị 30g cam thảo đất tươi, 9g bạc hà, 15g diếp cá. Có thể kết hợp cùng với ngải cứu, rau má, mạn kinh tử, kim ngân, sài hồ nam, kinh giới, cỏ trang.

Đem toàn bộ nguyên liệu đi rửa sạch, để cho ráo nước rồi sắc với lượng nước vừa đủ, sau khi sôi lọc ra lấy nước uống. Kiên trì sử dụng cho đến khi bệnh có những chuyển biến tích cực.

Ảnh: Cam thảo nam có thể chữa cảm cúm
Ảnh: Cam thảo nam có thể chữa cảm cúm

2.3. Trị sốt phát ban, dị ứng

Vị thuốc cam thảo đất khô có tác dụng rất tốt trong điều trị phát ban, dị ứng.

Bài thuốc: 15g cam thảo nam khô, 20g sắn dây, 12g trắc bá, sài đất và cỏ nhọ nồi. Mang toàn bộ nguyên liệu đi rửa sạch, để cho ráo rồi sắc với lượng nước vừa đủ, gạn nước uống. Mỗi ngày sử dụng 1 thang chia thành 2 - 3 lần. Chỉ sau một thời gian ngắn các triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm nhanh chóng. 

2.4. Trị mụn nhọt, ghẻ lở

Trong cam thảo đất có chứa các alkaloid, một hoạt chất có khả năng ức chế và tiêu diệt các loại vi khuẩn, giúp tiêu viêm và giảm sưng, rất tốt cho người đang bị mụn nhọt hay ghẻ lở.

Bài thuốc: Cam thảo nam, sài đất và kim ngân hoa lấy mỗi loại 20g, có thể dùng nguyên liệu dạng tươi hay khô đều được. Toàn bộ nguyên liệu đem đi sắc với lượng nước vừa đủ, sau khi sôi lọc ra lấy nước uống. Mỗi ngày sử dụng 1 thang cho đến khi các hết triệu chứng.

2.5. Trị mề đay

Cam thảo đất có chứa nhiều hoạt chất tốt cho làn da, có tác dụng hỗ trợ và cải thiện nhanh chóng các tình trạng mẩn ngứa và mề đay.

Cam thảo đất chứa một số hoạt chất có tác dụng tốt đối với da, giúp cải thiện các tình trạng như dị ứng phát ban, mẩn ngứa và mề đay.

Bài thuốc: 15g cam thảo nam, 20g ké đầu ngựa, 20g kim ngân hoa,10g lá mã đề. Mang toàn bộ nguyên liệu đi rửa sạch, để cho ráo rồi đem sắc với lượng nước vừa đủ, lọc lấy nước uống. Mỗi ngày chỉ cần sử dụng 1 thang, sau một thời gian bạn sẽ thấy rõ hiệu quả.

2.6. Trị ho

Ảnh: Dùng cây cam thảo đất trị ho
Ảnh: Dùng cây cam thảo đất trị ho

Để trị ho, bạn có thể dùng bài thuốc nam gồm 15g cam thảo đất, lá hen, 10g bồng bồng và 15g tang bạch bì. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Nếu không có đủ nguyên liệu như trên, bạn có thể làm cách đơn giản hơn là sắc cam thảo đất uống hàng ngày sau mỗi bữa ăn hoặc đem nước cốt cam thảo tươi hòa với mật ong. Sau vài ngày sử dụng bạn sẽ thấy các triệu chứng được cải thiện rõ rệt.

2.7. Chữa chứng tiểu tiện không thông

Cả cam thảo đất tươi và khô đều có khả năng giải độc trừ viêm, được các chuyên gia khuyên dùng để chữa chứng tiểu tiện không thông, bệnh viêm tuyến tiền liệt.

Bài thuốc: 15g cam thảo đất, 12g bông mã đề, 12g râu ngô. Đem sắc nước uống hàng ngày.

2.8. Chữa tiêu chảy, lỵ

Dùng 15g cam thảo đất, 15g lá mơ lông, 20g cỏ seo gà. Đem rửa sạch rồi sắc nước uống. Kiên trì mỗi ngày dùng 1 thang sẽ cải thiện triệu chứng bệnh nhanh chóng.

3. Cách dùng cam thảo để điều trị tiểu đường

Như đã đề cập ở trên, cây cam thảo đất rất tốt cho người bệnh tiểu đường. Dưới đây là bài thuốc điều trị tiểu đường từ cam thảo đất:

Chuẩn bị nguyên liệu gồm 15g cam thảo nam khô và 10g diệp hạ châu. Rửa sạch toàn bộ nguyên liệu rồi đem đi sắc lửa vừa phải sao cho với 3 phần nước cô lại còn lại 1 phần là được. Gạn lấy nước, mỗi ngày uống 1 thang và chia thành 2 lần sáng, tối. 

Bạn cũng có thể uống nước cam thảo đất để thay thế cho bài thuốc trên. Có thể sử dụng 20g cam thảo đất khô hoặc 40g cam thảo tươi đem đun sôi cùng với 1 lít nước để uống trong ngày. Cách này đơn giản hơn tuy nhiên hiệu quả điều trị có thể chậm hơn bài thuốc trên.

Ảnh: Bài thuốc điều trị tiểu đường từ cam thảo đất
Ảnh: Bài thuốc điều trị tiểu đường từ cam thảo đất

4. Khi sử dụng cam thảo đất cần lưu ý gì?

Mặc dù cam thảo đất là một dược liệu quý từ thiên nhiên và rất tốt cho sức khỏe con người nhưng nếu sử dụng nó sai cách sẽ không đạt được hiệu quả hoặc thậm chí gây ra những tác dụng không mong muốn. Chính vì vậy, khi sử dụng loại dược liệu này người dùng cần chú ý một số điểm sau:

Ảnh: Cần sử dụng cam thảo đất với liều vừa đủ
Ảnh: Cần sử dụng cam thảo đất với liều vừa đủ

5. Những câu hỏi hay gặp

5.1. Quy trình trồng cam thảo đất như thế nào?

Loài cây này thích hợp sinh trưởng trong điều kiện khí hậu ôn hòa, mát mẻ quanh năm với nhiệt độ tốt nhất để cây phát triển trung bình 18 - 20℃. Vì thế, người ta thường trồng cam thảo đất vào mùa đông hay mùa xuân. 

Có thể trồng cây cam thảo đất bằng thân rễ, hom cây hay bằng hạt đều được. Đầu tiên cho chúng xuống rạch được đào sẵn từ trước, sau đó lấp đất lên dày 5cm với hom cây và thân rễ, 1cm với hạt. Cuối cùng tưới nước cho đất chặt hơn và đạt được độ ẩm thích hợp.

Trong quá trình chăm sóc cây, cần tưới nước thường xuyên để cung cấp đủ ẩm cho cây và diệt cỏ dại để tạo điều kiện cho cây phát triển tốt hơn.

5.2. Sử dụng loại cam thảo nam tươi hay khô tốt hơn?

Qua nhiều nghiên cứu đã chỉ ra không có sự khác biệt về chất lượng giữa cam thảo nam dạng tươi và khô. Tùy theo sở thích và điều kiện cho phép, bạn hãy lựa chọn cho mình dạng chế biến phù hợp nhé.

Qua bài viết này, hi vọng các bạn đã có thêm cho mình những thông tin hữu ích về cam thảo đất - một loại thảo dược rất tốt cho sức khỏe. Đây chính là lựa chọn mà người bệnh tiểu đường không nên bỏ qua.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về cam thảo đất hay bệnh tiểu đường, hãy gọi điện ngay với chúng tôi thông qua hotline dưới đây để được tư vấn chi tiết về thông tin cũng như biện pháp phòng ngừa bệnh nhé!

02163541383

Đừng quên like, share và đánh giá nếu bạn cảm thấy bài viết này hữu ích nhé, duockienminh.vn cảm ơn độc giả nhiều!

Xem thêm: Cây mật nhân

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)