Top 7 công dụng của mủ trôm mà người tiểu đường nên biết

23/03/2024

Mục lục [ Ẩn ]

Mủ trôm tưởng như chỉ là thứ nhựa cây dân dã nhưng nhiều người không biết rằng nó đã được sử dụng như một thức uống chữa bệnh từ cách đây hơn 5 thiên niên kỷ. Vậy mủ trôm là gì? Công dụng của mủ trôm với sức khỏe con người là gì? Hãy cùng chúng tôi đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết về thức uống này và cách để pha chế nó ngay tại nhà nhé.

Top 7 công dụng của mủ trôm mà người tiểu đường nên biết
Top 7 công dụng của mủ trôm mà người tiểu đường nên biết 

1. Những thông tin thú vị về mủ trôm có thể bạn chưa biết

1.1. Mủ trôm

Hình ảnh cây mủ trôm
Hình ảnh cây mủ trôm

Mủ trôm bản chất chính là nhựa cây trôm mủ được tiết ra từ các vết thương xuất hiện ở trên lớp vỏ. Loài cây này thường phát triển mạnh ở khu vực nhiệt đới. Tại nước ta, cây mủ trôm mọc hoang ở nhiều nơi hoặc được trồng để lấy bóng mát, lấy mủ, tập trung nhiều tại các tỉnh từ Đà Nẵng trở vào.

Mủ trôm nguyên chất thường có màu trắng đục hay trắng ngà. Tùy theo độ tuổi của cây trôm lấy mủ, phương thức và vị trí khai thác mà mủ trôm có thể có dạng cục tròn hay dạng thanh dài khác nhau. Chỉ khi được ngâm vào trong nước, chúng mới hút nước và nở ra để tạo thành hỗn hợp sánh mịn và có độ nhớt nhẹ.

1.2. Cách lấy mủ trôm

Thời điểm thu hoạch mủ trôm thích hợp là khi cây trôm đã trưởng thành, tức là khoảng từ sau khi bắt đầu trồng 4 đến 7 năm. Để lấy được mủ trôm, người ta tiến hành cạo phần vỏ cây rồi rạch dọc theo thân hoặc cũng có thể đục lỗ xuyên qua thân tại nhiều vị trí khác nhau.

Thu hoạch mủ trôm
Thu hoạch mủ trôm

Vào các ngày sau, tại vị trí những đường rạch hoặc lỗ đã đục sẵn này, dịch nhựa trôm sẽ tiết ra. Quanh các đường rạch và lỗ này, người ta sẽ dùng bao nilon che phủ nhằm giúp mủ không bị chảy ra, không bị rơi xuống đất hoặc bám lên vỏ cây, từ đó tránh bị bụi bẩn. Sau khi đã lấy được mủ trôm tươi, người dân sẽ đem chúng về rồi phơi từ 3 đến 4 đợt nắng to. Khoảng 1 tháng sau đó, các rãnh và lỗ đã đục sẽ tự liền lại. Đây cũng là lúc người trồng tiếp tục cạo vỏ và tiến hành thu hoạch đợt tiếp theo.

1.3. Phân loại mủ trôm

Như đã đề cập qua ở phần trên, tùy theo độ tuổi của cây trôm lấy mủ, phương thức và vị trí khai thác mà mủ trôm được chia thành 2 loại khác nhau tùy theo hình dạng:

Các loại mủ trôm
Các loại mủ trôm

1.4. Thành phần dinh dưỡng trong mủ trôm

Nhựa cây trôm chứa nhiều khoáng chất thiết yếu gồm Kali, Natri, Kẽm, Canxi, Sắt,... cùng các loại acid amin như  histidine, valine,  methionine, isoleucine, threonine, phenylalanine,  lysine, leucine,... 

Không chỉ vậy, trong thành phần mủ của cây này còn chứa tới 37% acid uronic và hợp chất polysaccharide cao phân tử hay còn gọi là đường đa (đường phức). Hợp chất polysaccharide này sau khi thủy phân sẽ tạo ra các loại đường đơn giản hơn như  axit D-galacturonic và L-rhamnose, acetylat, trimethylamin, D-galactose,...

2. Mủ trôm có tác dụng gì?

Công dụng của mủ trôm
Công dụng của mủ trôm

2.1. Hỗ trợ điều trị tiểu đường

Sở hữu vị ngọt tự nhiên nên nước mủ trôm là thức uống được các chuyên gia khuyên dùng cho người bệnh tiểu đường. Nó có khả năng điều hòa và kiểm soát lượng đường trong máu, duy trì chỉ số đường huyết ở mức ổn định. Đặc biệt, thức uống này rất tốt cho những thừa cân, béo phì - đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra, mủ trôm còn giúp giảm thiểu biến chứng trên tim mạch và bệnh huyết áp cao ở những người mắc tiểu đường lâu ngày.

Mủ trôm tốt cho người tiểu đường
Mủ trôm tốt cho người tiểu đường

2.2. Mát gan, giải độc

Nước giải khát mủ trôm từ lâu đã trở thành thức uống ưa thích của nhiều người trong những ngày hè oi bức. Sở dĩ như vậy là bởi thức uống này không chỉ có hương vị thanh mát hấp dẫn mà còn được đánh giá cao với công dụng thanh nhiệt và làm mát gan. Không chỉ vậy, nó còn giúp bổ sung một lượng lớn chất xơ, nước cùng nhiều chất vi lượng khác bị mất đi do đổ nhiều mồ hôi.

2.3. Tốt cho hệ tiêu hóa

Tác dụng của mủ trôm trên hệ tiêu hóa có được là nhờ đặc tính hút nước mạnh của nó. Nhờ đặc tính này mà sau khi đi vào cơ thể, mủ trôm có thể giãn nở và giúp kích thích nhu động ruột. Đây là 2 cơ chế chính giúp tống khứ phân ra ngoài một cách dễ dàng. Bởi vậy mà không ít người cho rằng uống nước mủ trôm là một phương pháp nhuận tràng tự nhiên, vừa an toàn lại vừa hiệu quả.

Hơn nữa, công dụng của mủ trôm trên hệ tiêu hóa còn bao gồm ngăn ngừa chứng táo bón, giảm tình trạng ợ hơi, ợ chua một cách đáng kể.

Mủ trôm tốt cho hệ tiêu hóa
Mủ trôm tốt cho hệ tiêu hóa

2.4. Bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể

Mủ trôm được đánh giá là thức uống giàu dinh dưỡng, có thể đáp ứng một phần nhu cầu bổ sung dưỡng chất của cơ thể. Theo các chuyên gia, mỗi ngày bạn chỉ cần sử dụng khoảng 1 lạng mủ trôm là đã có thể cung cấp cho cơ thể nhiều dưỡng chất thiết yếu như Natri, Canxi, Kẽm,.. Một điều bất ngờ đó là hàm lượng những dưỡng chất này trong mủ trôm bằng với việc bạn phải nạp vào rất nhiều lượng rau xanh, tôm hay cua đó nhé.

2.5. Công dụng của mủ trôm trong nha khoa

Thông tin thú vị tiếp theo dành cho bạn đó là mủ trôm được ứng dụng rất nhiều trong nha khoa. Nó được xem như chất kết dính răng giả tự nhiên. Bên cạnh đó, loại nhựa cây này còn có tính kháng khuẩn, kháng viêm vô cùng mạnh mẽ. Chính vì vậy mà mủ trôm cũng xuất hiện như một thành phần không thể thiếu trong thuốc trị viêm họng.

Mủ trôm được ứng dụng nhiều trong nha khoa
Mủ trôm được ứng dụng nhiều trong nha khoa

2.6. Cải thiện giấc ngủ, an thần, giảm stress

Đây cũng là một trong những công dụng của mủ trôm được nhiều người biết đến. Mủ trôm được nhiều người xem như liều thuốc ngủ tự nhiên giúp họ có được những giấc ngủ ngon và sâu hơn. Bạn cần chuẩn bị từ 10 - 15g mủ trôm sau đó ngâm trong nước nóng. Chờ tới khi mủ nở hoàn toàn thì pha thêm nước và chút đường nếu muốn. Kiên trì mỗi ngày uống một ly như vậy sẽ giúp giấc ngủ của bạn được cải thiện đáng kể.Ngủ đủ giấc cũng là cách hiệu quả để bạn giảm stress, tinh thần được thoải mái và vui vẻ hơn.

2.7. Hỗ trợ giảm cân

công dụng mủ trôm trong hỗ trợ giảm cân đang ngày càng được nhiều chị em tin tưởng và áp dụng.Sở dĩ như vậy là bởi mủ trôm có đặc tính hút nước mạnh nên sau khi sử dụng nó bạn phải uống thêm rất nhiều nước. Điều này sẽ tạo cho bạn cảm giác no và không còn thèm ăn, từ đó kiểm soát được lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày và cân nặng cũng từ từ giảm dần.

Nước mủ trôm hỗ trợ giảm cân
Nước mủ trôm hỗ trợ giảm cân

Có thể bạn muốn xem:

  • Tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của cỏ chân vịt mà bạn nên biết
  • Cách sử dụng lá vú sữa chữa bệnh tiểu đường

3. Cách chế biến mủ trôm

Sau khi đã có thêm nhiều thông tin về mủ trôm, đặc biệt là về tác dụng của nó, chắc hẳn tiếp theo nhiều người sẽ muốn tìm hiểu về cách dùng mủ trôm để có thể tận dụng được những lợi ích mà thức uống này mang đến cho sức khỏe.

3.1. Cách ngâm mủ trôm

Do có đặc tính háo nước nên sau khi vào đường tiêu hóa, mủ trôm nguyên chất sẽ tiếp tục hút nước sau đó trương nở ra. Do đó, trước khi tiến hành chế biến thành bất cứ món ăn hay thức uống nào, bước đầu tiên bắt buộc phải làm đó là ngâm mủ trôm cùng với nước để nó nở mềm ra. 

Ngâm mủ trôm trước khi chế biến
Ngâm mủ trôm trước khi chế biến

Cách ngâm mủ trôm nhanh nở đó là sử dụng tỷ lệ thích hợp: Cứ 5gr mủ trôm sẽ cho vào ngâm cùng 1 lít nước trong vòng khoảng 12 - 24 giờ. Ngâm mủ trôm đúng cách, đúng tỷ lệ cũng giúp mủ không bị chua.

Mủ trôm sau khi đã ngâm nở mềm, bạn hãy rửa sạch lại với nước, đợi cho ráo nước rồi mới tiến hành các bước chế biến tiếp theo.

3.2. Hướng dẫn nấu mủ trôm đường phèn

Nếu bạn thắc mắc mủ trôm có phải nấu không thì câu trả lời là có nhé. Có nhiều cách nấu mủ trôm khác nhau tuy nhiên trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách làm đơn giản nhất đó là kết hợp nó cùng với nước đường phèn. Cách nấu mủ trôm đường phèn bao gồm các bước như sau:

Mủ trôm sau khi đã ngâm nở mềm, bạn đem pha cùng nước đường phèn sau đó đem nấu. Đợi khi hỗn hợp này nguội thì có thể thưởng thức ngay hoặc cho thêm vài viên đá tùy theo sở thích. Để tăng thêm hương vị cho thức uống này, bạn cũng có thể thêm chút nước cốt tắc, hạt chia.

Nấu mủ trôm đường phèn
Nấu mủ trôm đường phèn

Bên cạnh cách nấu nước mủ trôm, bạn hoàn toàn có thể sử dụng mủ trôm đã ngâm nở để ăn chung cùng mủ gòn, thạch sương sâm hoặc sử dụng như một loại topping để thêm vào các món chè như chè nha đam mủ trôm, chè mủ trôm hạt é.

Xem thêm:

  • Thực hư phương pháp chữa tiểu đường bằng quả cau cảnh

4. Khi sử dụng mủ trôm cần chú ý gì?

Có thể thấy, mủ trôm là một vị thuốc tốt, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu sử dụng nó sai cách, bạn vẫn có thể gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, để hạn chế được tác hại của mủ trôm, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

Với những thông tin hữu ích về 7 công dụng của mủ trôm được Dược Kiên Minh chia sẻ trên bài viết, chắc hẳn bạn đọc đã biết được tác dụng, cách dùng cùng những điều cần lưu ý trong khâu chế biến và sử dụng thức uống này. Hãy làm ngay thức uống thơm ngon này để cả nhà giải khát trong những ngày hè oi bức nhé.

Xếp hạng: 3.7 (3 bình chọn)

Tin liên quan

Cây đuôi chuột chữa bệnh tiểu đường và cách sử dụng
04/05/2024
Cây đuôi chuột là một dạng thân thảo, có tác dụng chữa trị các bệnh lý thông thường như ho, cảm sốt, sổ mũi… Đi sâu vào nghiên cứu y học, người ta…
Cây thù lù trị bệnh gì? Đặc điểm, công dụng và cách dùng
03/05/2024
Cây thù lù hay cây tầm bóp được nhiều người biết đến như một loài cây dại mọc hoang tại các bãi đất trồng, bụi cỏ, bờ ruộng và có thể dễ dàng tìm…
Hành khô - Hành tím có thực sự tốt cho sức khỏe?
27/04/2024
Hành khô hay còn được gọi là hành tím, là một loại gia vị không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày cũng như trong ẩm thực của toàn thế giới và Việt Nam…