Công dụng của lá cơm kìa - dược liệu quý vùng Tây Bắc

01/03/2024

Mục lục [ Ẩn ]

Lá cơm kìa vừa là một loại rau ăn thơm ngon, mới lạ vừa là một dược liệu quý của vùng núi Tây Bắc. Để có thêm nhiều thông tin hữu ích về loại dược liệu này cùng như công dụng, cách dùng cùng những lưu ý để sử dụng được nó một cách hiệu quả nhất, hãy cùng Dược Kiên Minh đọc ngay bài viết dưới đây nhé.

Công dụng của lá cơm kìa - dược liệu quý vùng Tây Bắc

1. Đôi nét về cây cơm kìa

1.1. Cây cơm kìa là gì?

Cơm kìa là một loại lá rừng đặc biệt của vùng Tây Bắc. Lá cây có vị đắng đặc trưng và được dân gian sử dụng như một vị thuốc quý có công dụng điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như tiểu đường, bệnh đường ruột, các bệnh liên quan tới chức năng gan,...

Loài cây này còn có nhiều tên gọi khác, chẳng hạn như lá mật vịt, lá kìa đắng, cây rau đắng, cây khôm kìa,...

Cây cơm kìa là gì?
Cây cơm kìa là gì?

Xem thêm: Dây thìa canh và công dụng chữa tiểu đường

1.2. Cây cơm kìa thường mọc ở đâu?

Cây cơm kìa phân bố ở hầu khắp các vùng đồi núi của nước ta. Những khu vực ở ven suối nơi có đất đai ẩm ướt thường dễ dàng bắt gặp sự xuất hiện của cây cơm kìa. Loài cây này phát triển nhiều nhất ở các tỉnh miền núi Tây Bắc như Yên Bái, Cao Bằng. 

1.3. Đặc điểm hình dáng cây cơm kìa

Hình ảnh cây cơm kìa
Hình ảnh cây cơm kìa

1.4. Bộ phận sử dụng, cách thu hái, sơ chế, bảo quản

Bộ phận sử dụng: Toàn bộ phần cây trên mặt đất, bao gồm lá và phần thân cơm kìa đều được sử dụng làm thuốc

Cách thu hái: Thời điểm tốt nhất để thu hái được dược liệu cơm kìa với hàm lượng dược chất cao nhất chính là vào mùa hè. Người ta ngắt phần thân lá mọc trên mặt đất về để sơ chế và đưa vào sử dụng.

Cách sơ chế: Phần thân lá cơm kìa sau khi thu hoạch về sẽ được đem đi rửa sạch sau đó có thể dùng tươi hoặc đem phơi khô để sử dụng dần trong năm.

Cách bảo quản: Bảo quản vị thuốc lá cơm kìa ở nơi khô ráo và thoáng mát để có thể sử dụng trong một thời gian dài.

1.5. Tính vị của cây thuốc cơm kìa

Theo Đông y, lá cơm kìa là vị thuốc có tính bình, vị đắng.

2. Lá cơm kìa có tác dụng gì?

Mặc dù được ít người biết đến nhưng từ lâu, dân gian đã tìm ra nhiều công dụng của lá cơm kìa đối với sức khỏe, từ đó ứng dụng ngày càng rộng rãi trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Trong phần tiếp theo của bài viết, hãy cùng tìm hiểu xem lá cơm kìa có công dụng gì và được ứng dụng như thế nào trong đời sống hàng ngày nhé.

2.1. Hỗ trợ điều trị tiểu đường

Insulin là hormon chính giúp điều hòa lượng đường trong máu. Khi lượng Insulin cơ thể tiết ra không đủ hoặc khả năng đáp ứng của các tế bào trong cơ thể với Insulin suy giảm sẽ khiến lượng đường máu tăng cao vượt mức cho phép và gây ra bệnh tiểu đường.

Các thành phần dược chất trong lá cơm kìa được chứng minh là có khả năng kích thích cơ thể sản xuất Insulin đồng thời tăng hiệu quả hoạt động của hormon này, từ đó giúp kiểm soát đường huyết một cách tối ưu.

Lá cơm kìa hỗ trợ điều trị tiểu đường
Lá cơm kìa hỗ trợ điều trị tiểu đường

2.2. Mát gan, lợi mật

Lá cơm kìa được dân gian sử dụng như một vị thuốc điều trị hiệu quả các bệnh lý liên quan tới gan mật. Nhờ đặc tính mát gan và lợi mật, món canh cơm kìa trở thành món ăn không thể thiếu trong bữa cỗ ở nhiều nơi với hai mục đính chính là giúp cho món cỗ trở nên đậm đà hơn đồng thời giúp tăng cường chức năng của gan mật, từ đó giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn và bảo vệ gan.

2.3. Giải độc bia rượu

Một trong những công dụng nổi bật của lá cơm kìa là giúp bảo vệ tế bào gan đồng thời hỗ trợ giải độc gan do bia rượu cùng nhiều hóa chất độc hại khác. Để giải rượu hiệu quả, bạn có thể sử dụng phương pháp ăn canh cơm kìa trong khi dùng tiệc hoặc pha trà cơm kìa khô và uống ngay sau khi uống rượu say. Tuy nhiên, hiệu quả nhất vẫn là cách ăn canh cơm kìa.

Canh lá cơm kìa giúp giải độc bia rượu
Canh lá cơm kìa giúp giải độc bia rượu

2.3. Tăng cường sức khỏe

Thực tế cho thấy sau khi sử dụng canh cơm kìa, người dùng thường cảm thấy sức khỏe được cải thiện một cách rõ rệt, cơ thể được thư giãn, giảm mệt mỏi, căng thẳng.

2.4. Điều trị bệnh đường ruột

Một tác dụng của lá cơm kìa được nhiều người biết đến chính là cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa, hỗ trợ điều trị các bệnh lý về đường ruột như ăn uống khó tiêu, đầy hơi, tiêu hóa kém hay viêm đại tràng.

2.5. Hỗ trợ điều trị mụn

Đây cũng là một công dụng của lá cơm kìa mà người ta không thể bỏ qua. Nhờ hiệu quả giải độc gan và làm mát gan, giúp cho chức năng gan hoạt động tốt hơn nên thảo dược này có khả năng làm giảm mụn nhanh chóng. Chính vì vậy, sử dụng lá cơm kìa là phương pháp trị mụn vừa an toàn vừa mang đến hiệu quả cao được nhiều chị em tin tưởng áp dụng.

Lá cơm kìa hỗ trợ điều trị mụn
Lá cơm kìa hỗ trợ điều trị mụn

Tin liên quan: 

3. Cách sử dụng lá cơm kìa điều trị tiểu đường

Qua phần trên của bài viết, có thể thấy lá cơm kìa là dược liệu quý mang đến nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Vậy làm thế nào để có thể chế biến được những món ăn vừa thơm ngon lại bổ dưỡng từ lá cơm kìa? Cùng tìm hiểu ngay cách làm một số món ăn hấp dẫn, mới lạ từ loại lá rừng này trong phần tiếp theo của bài viết nhé.

3.1. Cách nấu canh lá cơm kìa ngon

Chuẩn bị:

Sơ chế nguyên liệu:

Các bước thực hiện:

Sử dụng:

Món canh cơm kìa có vị đắng nhẹ, mùi thơm đặc trưng, mát dịu. Đây là một món ăn tuyệt vời không thể thiếu trong mâm cỗ của người miền núi nước ta.

Canh lá cơm kìa
Canh lá cơm kìa

Ngoài nấu canh xuông như trên, lá cơm kìa còn được sử dụng như một loại rau trong nhiều món ăn dân tộc khác. Mỗi cách nấu lại mang đến hương vị đặc trưng của từng vùng miền khác nhau. Một số món ăn sử dụng lá cơm kìa có thể kể đến như:

3.2. Nấu canh lá cơm kìa cùng các loại rau khác

Ngoài cách nấu đơn độc lá cơm kìa theo cách như trên, người ta còn có thể kết hợp loại lá này cùng nhiều loại rau củ quả thông thường để làm thành món canh vừa có mùi vị thơm ngon, hấp dẫn lại vừa tốt cho sức khỏe con người, đặc biệt là hệ tiêu hóa.

Canh lá cơm kìa cùng các loại rau khác
Canh lá cơm kìa cùng các loại rau khác

3.3. Cách pha trà cơm kìa

Không chỉ được sử dụng như một loại rau ăn, lá cơm kìa còn được pha thành món trà được nhiều người yêu thích bởi mùi hương độc đáo khó quên. Cách làm trà cơm kìa như sau:

Chuẩn bị:

Các bước thực hiện:

Trà lá cơm kìa
Trà lá cơm kìa

4. Cây cơm kìa có phải là cây mật gấu không?

Do cùng có tên gọi là cây lá đắng nên rất nhiều người cho rằng cây cơm kìa và cây mật gấu lấy lá hay cây kim thất tai. Tuy nhiên, đây lại là hai loại cây hoàn toàn khác nhau, với hình dáng, kích thước, công dụng và cách dùng khác nhau.

Điểm khác nhau: Mật gấu là cây có dạng thân gỗ nhỏ, chiều cao trung bình có thể đạt tới 2 mét. Lá mật gấu mọc đơn và không có răng cưa. Hiện nay, cây được trồng ở nhiều nơi để làm thuốc hoặc làm hàng rào. Dưới đây là hình ảnh của cây mật gấu, các bạn chú ý để tránh bị nhầm lẫn nhé.

Hình ảnh cây mật gấu
Hình ảnh cây mật gấu

5. Những lưu ý khi sử dụng lá cơm kìa trị bệnh

Mặc dù mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng để tránh gặp phải tác hại của lá cơm kìa và sử dụng vị thuốc này hiệu quả nhất, bạn cần chú ý một số điểm sau đây:

Trên đây là toàn bộ những thông tin về lá cơm kìa mà bạn nên biết. Có thể thấy đây là dược liệu quý rất tốt cho sức khỏe. Chính vì vậy, hãy sử dụng nó thường xuyên để giúp cơ thể ngày càng khỏe mạnh hơn nhé.

Xếp hạng: 4 (29 bình chọn)

Tin liên quan

Cây sương sáo - Tác dụng, bài thuốc chữa bệnh tiểu đường hiệu quả
26/04/2024
Cây sương sáo không chỉ là món thạch giải nhiệt hấp dẫn trong mùa hè mà còn là một thảo dược quý được dân gian sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý khác…
Bảng chỉ số đường huyết trong thực phẩm mà bạn nên biết
25/04/2024
Nhiều người còn chưa hiểu rõ về bảng chỉ số đường huyết đặc biệt là bảng chỉ số đường huyết thực phẩm dành cho người tiểu đường. Vậy hãy cùng Kiên…
Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân?
23/04/2024
Tiểu đường thai kỳ là một bệnh lý nguy hiểm, có thể khiến thai chậm tăng trưởng trong tử cung. Vậy mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng…