Cây kha cúc và những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe

06/04/2024

Mục lục [ Ẩn ]

Cây kha cúc là vị thuốc nam nổi tiếng với công dụng điều trị đau nhức xương khớp, mát gan, thải độc, trị mụn trứng cá,... Hãy cùng Kiên Minh đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết công dụng và cách dùng thảo dược này nhé.

Cây kha cúc và những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe
Cây kha cúc và những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe

1. Những thông tin thú vị về cây kha cúc có thể bạn chưa biết

1.1. Cây kha cúc là gì?

Cây kha cúc
Cây kha cúc

Cây kha cúc hay cỏ kha cúc còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như kha lê lặc, kha lê, hạt chiêu liêu, cây chiêu liêu,... Đây là một loại thảo dược có tên khoa học là Terminalia chebula và thuộc họ Bàng.

1.2. Đặc điểm hình dạng

Hình ảnh cây kha cúc
Hình ảnh cây kha cúc

Được gọi là cỏ kha cúc nhưng thực tế thảo dược này lại là loài cây thân gỗ với chiều cao trung bình từ 15 - 20m. Thân cây màu nâu sẫm, có 5 cạnh dọc xung quanh, 2 đầu nhọn, vỏ ngoài nhẵn và dày nên có khả năng chịu lạnh, chịu khô tốt.

Lá cây kha cúc có hình bầu dục, mọc đối xứng nhau, phần cuống ngắn, chiều dài trung bình 10 - 15cm, chiều rộng trung bình 5 - 8cm. Mặt trên lá có màu xanh đậm trong khi mặt dưới có màu xanh nhạt hơn.

Hoa cây kha cúc có mùi thơm dịu, màu trắng, thường mọc thành chùm ở các kẽ lá hoặc đầu cành với kích thước khoảng 5cm.

Quả cây kha cúc thuộc dạng quả nang. Vỏ quả kha cúc màu nâu nhạt, thịt dày (tuy nhiên khi khô chỉ còn từ 2 - 4mm), vị chua chát, hạt bên trong rất cứng.

1.3. Cây kha cúc mọc ở đâu?

Thảo dược này thường mọc ở những khu vực có địa hình bằng phẳng như ven sông suối hay chân núi dọc đường đi. Bên cạnh đó, cũng có thể bắt gặp chúng trên cả đất pha sét và đất cát.

1.4. Bộ phận sử dụng, thu hái và sơ chế

Bộ phận sử dụng: Thân và lá kha cúc là những bộ phận được sử dụng làm thuốc.

Cách thu hoạch: Cây kha cúc được thu hái quanh năm, tuy nhiên, thời điểm thu hoạch tốt nhất là vào mùa hè. Thân kha cúc được thu hái về khi cây đã già trong khi phần lá lại được thu hoạch khi cây vẫn còn non.

Cách sơ chế: Thân và lá cây kha cúc sau khi thu hoạch về sẽ được rửa sạch, phơi khô sau đó sao vàng để bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Người ta thường băm mỏng phần thân cây để sử dụng. Khi băm thân cây kha cúc để làm thuốc, sẽ thấy bên trong thân có hình như bông hoa rất đẹp.

Hình ảnh thân cây kha cúc khô
Hình ảnh thân cây kha cúc khô

1.5. Thành phần hóa học của cây kha cúc

Cây kha cúc có chứa nhiều hoạt chất quý hiếm rất tốt cho sức khỏe, có thể kể đến như:

Vị thuốc kha cúc chứa nhiều dược chất quý
Vị thuốc kha cúc chứa nhiều dược chất quý

2. Cây kha cúc có tác dụng gì?

Nhờ chứa một số hoạt chất quý trên, cây kha cúc mang đến nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Cụ thể như sau:

2.1. Tác dụng của cây kha cúc theo Y học cổ truyền

Theo Đông y, kha cúc là vị thuốc có tính ôn, vị đắng, cay và se. Với những đặc tính này, vị thuốc kha cúc có hiệu quả cao trong việc chỉ tả, chỉ khái, liễn phế, sáp tràng, thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, lợi tiểu, cầm máu, sát trùng,...

2.2. Tác dụng của cây kha cúc theo Y học Hiện đại

Cây kha cúc không chỉ được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc Đông y mà còn được bào chế thành nhiều loại thuốc chữa các bệnh lý khác nhau trong Y học hiện đại. Các nhà khoa học đã chứng minh được công dụng của cây kha cúc với sức khỏe con người thông qua những nghiên cứu lâm sàng. Có thể kể đến những tác dụng nổi bật sau đây:

Tác dụng của cây kha cúc
Tác dụng của cây kha cúc

3. Bài thuốc từ cây kha cúc

Ứng dụng những lợi ích trên, người ta sử dụng cây kha cúc trị bệnh gì? Hãy cùng Dược Kiên Minh tham khảo ngay một số bài thuốc dân gian từ cây kha cúc hiện đang được sử dụng phổ biến nhé.

3.1. Bài thuốc trị đau nhức xương khớp do gout

Gout là một bệnh lý mạn tính, gây ra nhiều cơn đau đớn khó chịu cho người bệnh. Để giảm thiểu những cơn đau do gout và nhiều bệnh lý xương khớp khác, người bệnh có thể tham khảo bài thuốc sau đây:

Chuẩn bị: 15 - 20g rễ kha cúc, 10g đinh lăng, 10g cam thảo dây, 20g rễ cây trinh nữ và 20g rễ cây bưởi bung.

Cách thực hiện: Rửa sạch toàn bộ các dược liệu đã chuẩn bị sau đó cho vào sắc cùng 1 lít nước tinh khiết. Đun nhỏ lửa tới khi cô cạn lại chỉ còn một nửa lượng nước ban đầu thì tiến hành chắt lấy phần nước để uống. Sử dụng để uống 3 lần/ngày.

Bài thuốc trị gout bằng cây kha cúc
Bài thuốc trị gout bằng cây kha cúc

3.2. Bài thuốc trị ho, đau họng, khản tiếng

Chuẩn bị: 4g kha cúc, 10g cát cánh và 4g cam thảo.

Cách thực hiện: Rửa sạch toàn bộ các dược liệu đã chuẩn bị sau đó cho vào sắc cùng 150ml nước tinh khiết. Đun nhỏ lửa tới khi cô cạn lại chỉ còn một nửa lượng nước ban đầu thì tiến hành chắt lấy phần nước để uống.

Kiên trì uống đều đặn trong 10 ngày, những triệu chứng trên sẽ thuyên giảm đáng kể.

3.3. Bài thuốc trị ho hen mạn tính

Chuẩn bị: 10g kha cúc, 5g cam thảo và 5g hạnh nhân.

Cách thực hiện: Rửa sạch toàn bộ các dược liệu đã chuẩn bị sau đó cho vào sắc cùng 600ml nước tinh khiết. Đun nhỏ lửa tới khi cô cạn lại chỉ còn một nửa lượng nước ban đầu thì tiến hành chắt lấy phần nước để uống.

Uống 3 lần/ngày và liên tục 7 - 10 ngày sẽ thấy được những dấu hiệu chuyển biến tích cực.

Bài thuốc trị ho bằng cây kha cúc
Bài thuốc trị ho bằng cây kha cúc

3.4. Bài thuốc trị tiêu chảy, trĩ nội, kiết lỵ mạn tính

Chuẩn bị: 10g kha cúc, 5g mộc hương cùng 5g hoàng liên.

Cách thực hiện: Rửa sạch toàn bộ các dược liệu đã chuẩn bị bằng nước muối sau đó đem đi phơi dưới bóng râm cho tới khi khô hoàn toàn. Tán hỗn hợp dược liệu thành bột mịn. Mỗi lần sử dụng, lấy từ 3 - 6g bột kha cúc cùng các dược liệu khác pha cùng 200ml nước ấm. Chia nhỏ uống 3 lần/ngày.

3.5. Bài thuốc chữa nhức đầu, cảm sốt

Chuẩn bị: Lá kha cúc, lá chanh và lá sả mỗi loại 8 - 10g.

Cách thực hiện: Rửa sạch toàn bộ các dược liệu đã chuẩn bị sau đó cho vào sắc cùng 1 lít nước tinh khiết. Đun nhỏ lửa tới khi cô cạn lại chỉ còn một nửa lượng nước ban đầu thì tiến hành chắt lấy phần nước để uống. Sử dụng để uống 3 lần/ngày.

3.6. Bài thuốc chữa đau mỏi lưng

Để giảm tình trạng đau mỏi lưng, bạn cần chuẩn bị một nắm cây kha cúc, bao gồm cả các cành non. Tiến hành rửa sạch sau đó giã nát rồi đem đắp lên vùng bị đau.

Bài thuốc chữa đau mỏi lưng bằng cỏ kha cúc 
Bài thuốc chữa đau mỏi lưng bằng cỏ kha cúc 

4. Cần lưu ý gì khi sử dụng cây kha cúc

Để đảm bảo an toàn, hiệu quả, hạn chế được tác hại của cây kha cúc, người dùng cần lưu ý một số vấn đề sau đây trong quá trình sử dụng thảo dược này:

Sử dụng cây kha cúc đúng cách
Sử dụng cây kha cúc đúng cách

5. Mua cây kha cúc ở đâu? Giá bao nhiêu?

Mọi người có thể tìm mua cây cỏ kha cúc tại các cửa hàng hoặc trên các trang thương mại điện tử chẳng hạn như Shopee, Lazada hay Tiki. Bên cạnh đó, các vườn ươm cũng là một địa chỉ cung cấp cây kha cúc đáng tin cậy. Giá cây kha cúc tại vườn ươm thường sẽ rẻ hơn so với các cửa hàng bán cây cảnh khác.

Giá kha cúc khác nhau tùy theo dạng sơ chế, trong khi cây kha cúc tươi có giá khoảng 20.000 đồng thì cỏ kha cúc sấy khô có thể lên tới 150.000 đồng.

Dù mua cây kha cúc ở đâu thì mọi người cũng cần phải biết cách lựa chọn. Nên ưu tiên mua những cây có thân thẳng, không bị dập, lá còn xanh, tươi, không có sâu bệnh.

Xem thêm: 

  • Tất tần tật thông tin về quả chay mà bạn nên biết

Qua bài viết trên, có thể thấy cây kha cúc là một loài thảo dược thiên nhiên mang đến nhiều công dụng bất ngờ cho sức khỏe con người. Hãy sử dụng cây thuốc này đúng cách và tham khảo những gợi ý mà chúng tôi đã đưa ra để đạt được hiệu quả như mong muốn và hạn chế các tác dụng phụ của nó nhé.

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

Tin liên quan

Khi nào cần phải mổ gout? Chi phí mổ gout là bao nhiêu? Tìm hiểu ngay
14/03/2024
Khi nào cần mổ gout loại bỏ hạt tophi, chi phí mổ gout là bao nhiêu, có tốn kém không, có gặp biến chứng gì nguy hiểm không là những vấn đề được…
Cây tầm gửi và những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe
27/04/2024
Cây tầm gửi là loài cây sống bám vào các cây chủ khác. Nhưng không vì thế mà nó trở nên vô nghĩa mà người lại, loài cây này có ý nghĩa vô cùng…
Tê đầu ngón chân - Dấu hiệu cảnh báo sức khỏe cần chú ý
27/04/2024
Tê đầu ngón chân là tình trạng mà không ít người đang gặp phải. Vậy cụ thể tình trạng này là gì, có những triệu chứng nào, tê đầu ngón chân do nguyên…