Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường chi tiết từ A đến Z bạn cần biết

17/05/2024

Mục lục [ Ẩn ]

Đái tháo đường là bệnh mãn tính và không dễ dàng chữa khỏi. Vì thế, việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường vô cùng quan trọng, góp phần đặc biệt đến sự tiến triển của bệnh. Việc chăm sóc có thể từ chính bệnh nhân, người nhà bệnh nhân hay các y bác sĩ, điều dưỡng bệnh viện. Dù là ai đi chăng nữa thì cũng cần lưu ý một số vấn đề được chia sẻ ngay dưới đây.

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường
Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường

1. Đái tháo đường là gì?

1.1. Khái niệm

Đái tháo đường (tiểu đường) là tình trạng tăng đường huyết mạn tính, liên quan đến yếu tố di truyền hoặc ngoại lai phối hợp. Bệnh xảy ra là hậu quả do tuyến tụy không tiết đủ insulin cho cơ thể, hoặc các tế bào cơ thể không đáp ứng với insulin được sản xuất (đề kháng insulin).

1.2. Phân loại

Bệnh đái tháo đường được OMS (1980) phân loại như sau:

Bệnh đái tháo đường
Bệnh đái tháo đường

1.3. Biến chứng

2. Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường

Tùy từng tình trạng của bệnh nhân, nhân viên y tế hay người nhà bệnh nhân lên kế hoạch chăm sóc cụ thể. Từ đó lập ra kế hoạch chăm sóc theo nhu cầu thiết yếu của bệnh nhân.

Cần lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường cụ thể
Cần lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường cụ thể

3. Thực hiện kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường

Bệnh nhân đái tháo đường có đặc điểm là có rất nhiều biến chứng, chẩn đoán xác định bằng xét nghiệm đường máu và đường niệu. Phần lớn bệnh nhân phát hiện bệnh và đi thăm khám khi đã có biến chứng, thậm chí nhiều trường hợp biến chứng nặng. Vì thế, việc chăm sóc hạn chế các biến chứng là vấn đề hết sức quan trọng giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

3.1. Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý trong kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường

Chế độ ăn uống rất quan trọng trong kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường
Chế độ ăn uống rất quan trọng trong kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường

- Duy trì tình trạng dinh dưỡng đầy đủ, thích hợp cho bệnh nhân để đạt được cân nặng lý tưởng, chống béo, nhưng cũng tránh tình trạng sụt cân.

- Duy trì cân bằng chuyển hóa trong cơ thể, tránh hiện tượng tăng đường máu liên quan đến việc ăn uống, đặc biệt là tình trạng tăng đường huyết sau ăn.

- Ngăn ngừa và hạn chế thấp nhất các biến chứng có thể xảy ra.

Bệnh nhân tiểu đường nên bổ sung nhiều chất xơ
Bệnh nhân tiểu đường nên bổ sung nhiều chất xơ
  • Protein khoảng 15-20%, lý tưởng nhất là 0,8 gam/ kg thể trọng/ ngày cho người lớn.
  • Carbohydrate khoảng 50-60% tổng năng lượng trong ngày, thay đổi tùy theo thể trạng béo, gầy hoặc tính chất làm việc của bệnh nhân. Một số loại polysaccharide (carbohydrate phức tạp) được khuyên dùng như: gạo, mì, khoai,... nên hạn chế, tránh dùng các loại đường đơn.
  • Bữa sáng: 10%.
  • Bữa phụ buổi sáng: 10%.
  • Bữa trưa: 30%.
  • Bữa phụ buổi chiều: 10%.
  • Bữa tối: 30%.
  • Bữa phụ buổi tối: 10%.

3.2. Dùng thuốc - thực hiện y lệnh

Dùng thuốc đúng liều lượng- đúng thời gian
Dùng thuốc đúng liều lượng và đúng thời gian
  • Tiêm insulin cho bệnh nhân tiểu đường type 1, hoặc typ 2 có biến chứng.
  • Dùng đúng liều lượng theo chỉ định và tình trạng của bệnh nhân.
  • Thay đổi chỗ tiêm cho mỗi lần tiêm insulin dưới da (vì tổ chức vùng tiêm dễ bị thoái hóa mỡ làm cho vùng tiêm không ngấm thuốc).

Theo dõi các biến chứng hạ đường huyết: cồn cào, da lạnh, vã mồ hôi, tụt huyết áp có khi xảy ra co giật, hôn mê,...

Cho uống viên hạ đường huyết như: gliclazide, metformin,... với bệnh nhân đái tháo đường type 2 chưa có biến chứng.

Viên dây thìa canh Kiên Minh
Viên dây thìa canh Kiên Minh

3.3. Kiểm tra mức đường huyết thường xuyên

Nên kiểm tra chỉ số đường huyết thường xuyên cho bệnh nhân đái tháo đường 
Nên kiểm tra chỉ số đường huyết thường xuyên cho bệnh nhân đái tháo đường 

3.4. Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, tránh các biến chứng nhiễm khuẩn

  • Vệ sinh thân thể, tắm gội sạch sẽ bằng xà phòng và nước sạch. Những chỗ xây xước, hay bị mụn nhọt phải được vệ sinh sạch sẽ và thay băng vô khuẩn.
  • Vệ sinh răng miệng, đánh răng, súc miệng bằng nước muối loãng nồng độ 0,9%. Nếu bị loét miệng thì lau bằng khăn mềm, tránh xây xước.
  • Vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày.
  • Thay quần áo, thay ga trải giường để đề phòng nhiễm khuẩn da.
  • Kết hợp chế độ luyện tập thể dục thể thao
Kết hợp chế độ luyện tập thể dục thể thao trong kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường
Kết hợp chế độ luyện tập thể dục thể thao trong kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về cách lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường cũng như thực hiện kế hoạch đó. Nếu người thân trong gia đình bạn không may mắc phải căn bệnh này, đừng quá lo lắng mà hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám sớm và tìm ra phương pháp điều trị cũng như chăm sóc phù hợp để bệnh nhân luôn sống khỏe mạnh bạn nhé.

Xếp hạng: 5 (9 bình chọn)

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Vi Thị Thu Trang
Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang làm chuyên gia dinh dưỡng tại Thảo dược Kiên Minh.

Bình luận

Tin liên quan

Cách hạ đường huyết nhanh tại nhà và những lưu ý cần thiết
20/05/2024
Có những cách hạ đường huyết nhanh tại nhà làm cho bệnh tiểu đường không còn đáng lo ngại. Nhưng có an toàn và đảm bảo được cho sức khỏe người bệnh…
Bữa sáng cho người tiểu đường bao gồm những món ăn gì?
20/05/2024
Bữa sáng luôn là bữa ăn quan trọng của tất cả chúng ta. Một bữa sáng đủ chất, đủ lượng dinh dưỡng sẽ tiếp thêm năng lượng đón chào ngày mới. Tuy…
Chỉ số đường huyết thực phẩm là gì? Và cách lựa chọn thực phẩm an toàn
20/05/2024
Chỉ số đường huyết thực phẩm (hay chỉ số GI của thực phẩm) là một con số quan trọng trong chế độ ăn uống của bệnh nhân tiểu đường. Để lựa chọn thực…