Cà rốt và những tác dụng tuyệt vời mà bạn nên biết

12/07/2021

Mục lục [ Ẩn ]

Cà rốt đã không còn xa lạ với mọi người. Vậy công dụng của cà rốt đối với sức khỏe nói chung, đối với người mắc bệnh gout và tiểu đường nói riêng không phải ai cũng biết. Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé.

1. Những thông tin thú vị liên quan đến cà rốt

1.1. Giới thiệu đôi nét về cà rốt

Ảnh: Cà rốt
Ảnh: Cà rốt

Tên khoa học của cà rốt là Daucus carota. Đây là dạng thuần hóa của một loại cây hoang. Theo các tài liệu lịch sử ghi chép lại, cà rốt được trồng đầu tiên vào khoảng 900 năm trước công nguyên bởi người Afghanistan. Sau đó mở rộng ra các nước Trung Đông và Bắc Phi. Mãi đến năm 1300 thì cà rốt mới được trồng ở các nước khu vực châu Âu, châu Á và dần trở thành loại thực phẩm được nhiều người ưa chuộng.

Bộ phận được sử dụng chủ yếu ở loại rau này là củ. Đây thực chất là phần rễ cái cắm sâu vào lòng đất để hút nước và chất dinh dưỡng rồi phình to dần. Ban đầu củ cà rốt có màu tím và màu trắng. Sau đó, đột biến gen làm xuất hiện loại cà rốt vàng và cam mà ngày nay rất quen thuộc với chúng ta. Một điểm thú vị nữa đó là cà rốt có hạt. Hạt của nó nằm trong quả khô đa noãn.

1.2. Có những loại cà rốt nào?

Ảnh: Các loại cà rốt
Ảnh: Các loại cà rốt

Hiện nay, dựa vào màu sắc của củ, người ta tìm được đến hơn 100 loài cà rốt trong đó có khoảng 20 loại ăn được. Một số loại cà rốt phổ biến trên thế giới bao gồm:

1.2.1. Cà rốt vàng

Loại rau này mang một màu vàng tươi đẹp mắt lại rất giòn, khi ăn có vị ngọt thanh. Bởi vậy, đây là một món gia truyền từ xưa mà vẫn giữ vững được vị trí của mình trong lòng người yêu thích ẩm thực.

1.2.2. Cà rốt đỏ

Màu đỏ tươi của loại rau này cũng rất bắt mắt. Củ có dáng thon dài. vị ngọt và ngon. Chúng thích hợp phát triển ở những vùng có nhiều ánh sáng mặt trời.

Xem thêm:

  • Tác dụng của rau đắng đối với sức khỏe và chữa bệnh
  • Dây thìa canh – khắc tinh của bệnh tiểu đường

1.2.3. Cà rốt tím

Phủ khắp toàn thân loại rau này là một màu tím rất đẹp. Chúng thường được sử dụng để giúp những món ăn thêm thơm ngon, đẹp mắt như nước chấm, đồ ăn nhẹ, salad.

Cà rốt tím rất giàu anthocyanin, một hoạt chất có đặc tính chống oxy hóa rất có lợi cho sức khỏe. Do đó, để không làm nhạt sắc tím hấp dẫn của nó cũng như làm mất đi các chất dinh dưỡng có lợi trong loại rau này, bạn nên ăn sống thay vì nấu chín.

Ảnh: Cà rốt tím
Ảnh: Cà rốt tím

1.2.4. Cà rốt tí hon (Cà rốt mini)

So với các loại cà rốt thông thường, loại này có kích thước nhỏ hơn rất nhiều. Nó còn có tên gọi khác là cà rốt kiểu củ cải.

1.2.5. Cà rốt “Rồng tím”

Màu sắc của loại cà rốt này cũng rất ấn tượng. Phía ngoài là màu tím đậm và trung tâm là màu cam. Nó không chỉ tốt cho thị giác mà còn làm tăng vị giác cho người ăn,

1.2.6. Cà rốt trắng

Loại cà rốt này được xem là hậu duệ của giống cà rốt hoang dã thời cổ xưa. Nó có vị ngọt tương tự như vị quả cam ngọt.

1.2.7. Cà rốt Imperator

So với các giống cà rốt điển hình, loại này thường có kích thước dài hơn. Tuy nhiên, để đạt được chiều dài như mong muốn, cần trồng loại rau này trong đất tơi xốp hoặc loại đất thịt pha cát.

1.3. Thành phần dinh dưỡng có trong cà rốt

Ảnh: Thành phần dinh dưỡng có trong cà rốt
Ảnh: Thành phần dinh dưỡng có trong cà rốt

Trong cà rốt rất giàu các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Thành phần dinh dưỡng có trong 100g cà rốt cụ thể như sau:

2. Tác dụng của cà rốt

2.1. Hỗ trợ điều trị bệnh gout

Ảnh: Cà rốt giúp hỗ trợ điều trị bệnh gout
Ảnh: Cà rốt giúp hỗ trợ điều trị bệnh gout

Cà rốt có hàm lượng các chất chống oxy hóa dồi dào. Điều này rất tốt cho việc kiểm soát hoạt động của các enzyme trong cơ thể, nhất là những enzym tham gia vào quá trình tổng hợp acid uric, từ đó hạn chế tình trạng acid uric trong máu tăng cao.

Bên cạnh đó, trong cà rốt cũng có hàm lượng chất hữu cơ cao, giúp đào thải lượng acid uric tích tụ trong máu ra khỏi cơ thể. Đồng thời, cà rốt cũng được xếp vào nhóm thực phẩm có hàm lượng purin thấp, rất phù hợp cho những người đang mắc bệnh gout.

2.2. Đẩy lùi bệnh tiểu đường

Các nghiên cứu đã cho thấy hàm lượng vitamin A trong máu cao có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường typ 2. Cà rốt là loại rau có tỷ lệ chất dinh dưỡng này cao nhất do đó giúp kiểm soát rất tốt lượng đường trong máu, hỗ trợ phòng và điều trị bệnh tiểu đường.

Ảnh: Cà rốt giúp đẩy lùi bệnh tiểu đường
Ảnh: Cà rốt giúp đẩy lùi bệnh tiểu đường

2.3. Bảo vệ mắt và tăng cường thị lực

Khả năng tăng cường thị lực của cà rốt đã không còn xa lạ với mọi người. Điều này có được là nhờ hàm lượng vitamin A vượt trội có trong loại củ này, cùng 2 loại carotenoid (tiền vitamin A) quan trọng là alpha-carotene cùng beta-carotene. Các hoạt chất này có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ mắt, ngăn ngừa các bệnh như rối loạn thị giác, cận thị, thoái hóa võng mạc,...

Bên cạnh đó, cà rốt còn chứa lycopene và lutein giúp tăng cường thị lực cũng như tăng tầm nhìn vào ban đêm, tránh tình trạng quáng gà.

2.4. Làm đẹp da

Cà rốt rất giàu vitamin A và carotenoid. Các nghiên cứu cho thấy những loại rau quả giàu các hợp chất này đều có khả năng cải thiện làn da, giúp da ngày càng sáng khỏe hơn. 

Ngoài ra, nó còn chứa lutein, lycopene và silicon, những hoạt chất cần thiết giúp làn da và móng tay, móng chân khỏe mạnh.

2.5. Giúp tóc chắc khỏe

Cà rốt cung cấp cho cơ thể một lượng lớn kali, carotenoids, vitamin A, C cùng các chất chống oxy hóa khác. Tất cả các chất này đều có vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của tóc. Chúng giúp tóc mọc nhanh hơn, dày mượt và chắc khỏe hơn đồng thời hạn chế tình trạng rụng tóc, hói đầu.

2.6. Ổn định huyết áp

Ảnh: Cà rốt giúp ổn định huyết áp
Ảnh: Cà rốt giúp ổn định huyết áp

Một nghiên cứu mới đây cho thấy những người sử dụng nước ép cà rốt thường xuyên có huyết áp tâm thu giảm 5%. Tác dụng bất ngờ này có được là nhờ sự có mặt của nhiều chất dinh dưỡng cần thiết trong loại rau này, bao gồm vitamin C, chất xơ, kali và nitrat.

2.7. Giảm cholesterol và tăng cường sức khỏe hệ tim mạch

Khi vào cơ thể, chất xơ có trong cà rốt ngăn cản quá trình hấp thu cholesterol đồng thời loại bỏ cholesterol xấu (bao gồm triglycerid và LDL) tích tụ trong lòng mạch. Cùng với đó, các chất chống oxy hóa có trong loại rau này còn bảo vệ thành mạch trước những tác động tiêu cực của gốc tự do, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

2.8. Tăng cường sức khỏe xương

Gần đây, các nhà nghiên cứu thuộc trường đại học Texas của Mỹ đã chứng minh được việc ăn cà rốt với một lượng hợp lý làm tăng hiệu suất của các gene đảm nhận vai trò vận chuyển canxi qua màng tế bào. Điều này giúp đảm bảo nhu cầu canxi của cơ thể, tăng cường sức khỏe xương, từ đó mang đến cho bạn một hệ xương chắc khỏe, cứng cáp và phòng ngừa bệnh loãng xương.

2.9. Bảo vệ răng và nướu

Ảnh: Cà rốt bảo vệ răng và nướu
Ảnh: Cà rốt bảo vệ răng và nướu

Nhai cà rốt không chỉ giúp làm sạch răng miệng mà còn giúp hơi thở được thơm tho. Các chuyên gia cho rằng tác dụng này có được là nhờ cà rốt có khả năng trung hòa acid malic và acid citric thường tích tụ trong khoang miệng. Đồng thời nó cũng kích thích nướu răng nhằm tăng sản xuất nước bọt. Nước bọt được xem như chất sát khuẩn tự nhiên giúp kiểm soát lượng vi khuẩn có trong khoang miệng.

2.10. Giảm nguy cơ mắc ung thư

Các chuyên gia đã chứng minh được vai trò của nhóm hợp chất phytochemical trong việc ngăn ngừa ung thư. Chiếm chủ yếu trong nhóm này là betacarotene và các carotenoid khác.

Các hợp chất này tăng cường hệ miễn dịch đồng thời kích hoạt các protein có nhiệm vụ ức chế các tế bào. Nhờ đó, ăn cà rốt thường xuyên giúp bạn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư như ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư tuyến tiền liệt hay ung thư vú. 

2.11. Tăng cường miễn dịch

Vitamin A trong cà rốt là một thành phần quan trọng trong hàng rào miễn dịch, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Bên cạnh đó vitamin C có trong loại rau này cũng tham gia vào quá trình sản xuất collagen, một nguyên liệu quan trọng để hàn gắn các tế bào bị tổn thương.

Hãy ăn cà rốt thường xuyên để có một hệ miễn dịch khỏe mạnh nhé. 

2.12. Một số tác dụng khác

3. Tác dụng không mong muốn khi ăn cà rốt

3.1. Ngộ độc vitamin A

Lượng vitamin A an toàn theo khuyến cáo của các chuyên gia là 10.000 IU. Nếu vượt quá mức quy định này sẽ dẫn đến tình trạng ngộ độc vitamin A.

Ngộ độc vitamin A hay còn gọi là chứng tăng vitamin A với các biểu hiện bao gồm mệt mỏi, chán ăn, nôn, buồn nôn, rụng tóc và chảy máu mũi.

3.2. Vàng da

Ăn cà rốt quá nhiều làm hàm lượng beta-carotene trong máu tăng lên rất cao khiến da chuyển thành màu vàng cam. Đây còn được gọi là tình trạng carotenemia.

Ảnh: Ăn quá nhiều cà rốt gây vàng da
Ảnh: Ăn quá nhiều cà rốt gây vàng da

3.3. Dị ứng

Cà rốt rất ít khi gây dị ứng. Tuy nhiên, những người với cơ địa mẫn cảm có thể gặp phải tình trạng này, nhất là ở những đối tượng có tiền sử dị ứng với phấn hoa.

Các triệu chứng khi bị dị ứng cà rốt bao gồm sưng hay ngứa môi, chảy nước mắt, nước mũi. Trường hợp nặng, ăn cà rốt có thể gây sốc phản vệ

3.4. Đầy hơi

Một số người có thể cảm thấy đầy hơi, khó tiêu hóa khi ăn cà rốt. Điều này càng trầm trọng hơn khi bạn ăn quá nhiều cùng một lúc.

4. Vài điểm lưu ý khi sử dụng cà rốt

4.1. Đối tượng nào không nên ăn cà rốt?

Những đối tượng cần hạn chế hoặc thậm chí là không nên ăn cà rốt bao gồm:

4.2. Khi ăn cà rốt cần kiêng kỵ những thực phẩm nào?

Mặc dù các chất dinh dưỡng có trong cà rốt rất có lợi cho cơ thể nhưng nếu bạn kết hợp chúng với một số loại thực phẩm lại khiến các chất này mất đi hoạt tính ban đầu thậm chí là bị biến đổi thành các chất gây hại. Cụ thể như sau:

Qua bài viết này, chắc hẳn các bạn đã có thêm cho mình những thông tin hữu ích về cà rốt cũng như tác dụng của cà rốt với sức khỏe người bệnh gout hay tiểu đường. Chế độ ăn rất quan trọng trong phòng và điều trị bệnh. Chính vì thế, hãy lựa chọn cho gia đình mình những thực phẩm vừa thơm ngon lại vừa tốt cho sức khỏe như cà rốt nhé!

Nếu có bất kỳ băn khoăn, thắc mắc nào về thực phẩm này hay liên quan đến bệnh gout, hãy gọi ngay cho chúng tôi theo hotline

02163 541 383

Đừng quên like, share và đánh giá nếu bạn cảm thấy bài viết này hữu ích nhé, Duockienminh cảm ơn độc giả nhiều!

Xếp hạng: 5 (3 bình chọn)